Nguồn viện trợ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bước đầu gia nhập WTO, đây là giai đoạn mà nước ta nỗ lực hoàn thiện cơ cấu kinh tế, có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, dần dần tự do hóa thị trường thương mại, thực hiện từng bước gỡ bỏ rào cản thuế quan. Các sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là : Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ (1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-ÂU V (2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 (2006). Hoa Kỳ dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (11/2006). Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009. Năm 2010 Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật: Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN: Với chủ đề Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động,
Bên cạnh những thành công đạt được Việt Nam cũng còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần giải quyết, với mong muốn vị thế ngoại giao của chúng ta đã được tăng cao, trong các diễn đàn hợp tác song phương đa phương Việt Nam nỗ lực để trở thành thành viên chủ chốt với những hỗ trợ, đóng góp chung cho cộng đồng thế giới. Tuy nhiên những nỗ lực của chúng ta ở giai đoạn này chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn.
Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành chưa có hiệu quả trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, một số chỉ tiêu cho thấy Việt Nam trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng cũng như bất kỳ một chính sách nào cũng đều có những hạn chế của nó. Phát triển kinh tế theo chiều rộng thông thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Do vậy, hiệu quả vốn đầu tư khó có thể cao, biểu hiện chỉ số ICOR của Việt Nam mặc dù có được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiệu quả đầu tư không cao và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao.
Theo World Bank, một trong các trở ngại khác của môi trường đầu tư là thủ tục quan liêu. Trong Báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2008” của Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài chính Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 91 trong số 178 nền kinh tế về mức độ thuận lợi kinh doanh, trong khi Trung Quốc đứng thứ 83 và Thái Lan thứ 15.
Một điều đáng lo ngại nữa đối với vấn đề thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia phát triển ngoài các thủ tục hành chính trong nước còn là vấn nạn tham nhũng xảy ra ở một số doanh nghiệp nhà nước gây thất thoát nguồn vốn viện trợ, dẫn đến sử dụng không đạt hiệu quả, cụ thể như qua vụ PMU-18 là một điển hình.
Tuy nhiên bất chấp những khó khăn, tồn tại không ít quốc gia vẫn tin tưởng và viện trợ cho Việt Nam với tỉ lệ hằng năm vẫn có tỉ lệ tăng trưởng đáng lạc quan.
Chỉ số vay nợ nước ngoài không được đánh giá vào nguồn viện trợ, tuy nhiên chỉ số này cũng cho thấy được sự tín nhiệm của một số quốc gia đối tác với Việt Nam. Phần nào ảnh hưởng đến khả năng thu hút các khoản viện trợ sắp đến.Dù vậy vay nợ nhiều cũng có tác động xấu đến nền kinh tế và quan hệ tín dụng quốc tế, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư khi nợ nước ngoài của Chính phủ cao, rủi ro vỡ nợ là có. Việt Nam bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ thấp mức độ an toàn xuống "rủi ro cao". Đây là một vấn đề cần cải thiện sớm trong thời gian tới.
Hoàng Thị Xinh - Khoa QTKD