NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP THÔNG QUA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, điều đó lại kéo dài khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Để giảm bớt khoảng cách trong thu nhập hiện nay Nhà nước cố gắng điều chỉnh theo hai hướng: giảm bớt thu nhập của một số đối tượng có thu nhập cao và nâng đỡ những người có thu nhập thấp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư.
Thông qua các loại thuế thu nhập: thuế TNCN, thuế TNDN không những tạo được nguồn thu đáng kể cho NSNN mà nó còn góp phần rất lớn trong việc rút ngắn hố sâu khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế.
Để thực hiện được điều đó, nhà nước đã chia Thuế TNCN làm các mức độ như sau:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Nhà nước phân cấp thuế thu nhập cá nhân theo từng bậc thu nhập khác nhau, người có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều, người có thu nhập vừa thì phải nộp thuế ít hơn, người có thu nhập dưới mức quy định người hoặc không có thu nhập thì không phải nộp thuế, từ đó nhà nước sẽ nắm bắt thông tin về thu nhập của dân cư, tiến tới kiểm soát, điều tiết hợp lý thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội, hạn chế chênh lệch giàu nghèo.
Bên cạnh việc phân cấp thuế suất đối với từng bậc thu nhập nhà nước còn quy định về các trường hợp miễn thuế, giảm thuế đối với các đối tượng khó khăn có thu nhập thấp như: Để giảm bớt gánh nặng thuế phải nộp đối với các đối tượng có thu nhập thấp. Căn cứ vào gia cảnh để giảm trừ thuế: thì mức giảm trừ của gia đình gồm 2 phần: đối với người nộp thuế và phần đối với những người phụ thuộc mà nguời nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Theo quy định, mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức GTGC cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Đối với cá nhân nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn ...làm thiệt hại về tài sản, thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống bản thân thì cá nhân nộp thuế được xét miễn, giảm thuế trong năm tùy theo mức độ thiệt hại. Số thuế được xét miễn, giảm bằng tỷ lệ giữa số thiệt hại so với thu nhập chịu thuế trong năm, nhưng không vượt qúa số tiền thuế phải nộp cả năm.
Trong trường hợp chờ quyết định miễn, giảm thuế, cá nhân nộp thuế vẫn phải nộp đủ số thuế theo quy định. Khi có quyết định miễn, giảm thuế sẽ được thoái trả số thuế được miễn, giảm bằng cách trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau hoặc được cơ quan ủy nhiệm thu trả lại tiền thuế đã khấu trừ theo quyết định của cơ quan thuế.
Bên cạnh thuế TNCN, thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả doanh nghiệp có quyền kinh doanh tự do và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Vì thế những doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện hơn trong việc thu hút các lao động có tay nghề cao làm ra những sản phẩm dịch vụ chất lượng cũng như khả năng thu hút các nhà đầu tư sẽ cao hơn vì thế sẽ có được lợi nhuận cao. Ngược lại, các DN có năng lực tài chính yếu với nguồn lao động bị hạn chế sẽ có lợi nhuận thấp thậm chí có thể sẽ không có lợi nhuận. Vì thế, nhà nước sử dụng thuế TNDN để điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào NSNN được công bằng hợp lý.
Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng thuế tiêu dùng để gián tiếp điều chỉnh thu nhập thông qua hàng hóa, dịch vụ của người mua. Giảm khoản chi của người có thu nhập cao: đánh thuế (lũy tiến) vào các đối tượng có thu nhập cao, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào những hàng hóa mà người có thu nhập cao tiêu dùng và tiêu dùng phần lớn.
Tăng khoản chi của những người có thu nhập thấp: giảm thuế cho hàng hóa thiết yếu, thực hiện trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu như lương thực, điện, nước… và trợ cấp xã hội cho những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Nhà nước chi NSNN cho việc hộ trợ tiền lương cán bộ công nhân viên chức để đảm bảo ở mức lương bình quân trên trung bình của xã hội (mặc dù lương của công chức chưa cao). Bên cạnh việc điều chỉnh thu nhập bằng các loại thuế nhằm trợ giúp những cá nhân có thu nhập quá thấp hoặc không có thu nhập vượt qua khó khăn nhất thời, giải quyết vấn đề chung theo yêu cầu phát triển của XH, thực hiện công bằng của xã hội; nhà nước còn đưa ra các biện pháp làm tăng thu nhập của họ như: hỗ trợ cho vay đối với người có thu nhập thấp để hoạt động kinh doanh, làm giàu cho bản thân và xã hội.
ThS. Hoàng Thị Xinh - Khoa QTKD