NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM
Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu (do các Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng), năng lực
cạnh tranh đựơc hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của
nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ
lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng
thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra.
Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một
doanh nghiệp đặc biệt, và vì NHTM cũng tồn tại với mục đích cuối cùng là lợi nhuận.
Vì vậy, có thể khái niệm về năng lực canh tranh của NHTM như sau:
“Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ
sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia
tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.”
2. Đặc điểm năng lực cạnh tranh của NHTM
- Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng rất dễ bắt chước và bắt chước một cách hợp pháp, do vậy rất khó giữ bản quyền.
- Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mang tính vô hình, do đó, bộ phận phục vụ khách hàng cần được coi trọng.
- Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên cơ sở niềm tin của khách hàng, do vậy, cần quan tâm đến công tác xây dựng hình ảnh thương hiệu gồm cả yếu tố hữu hình (như cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, logo) và yếu tố vô hình (như sự nổi tiếng, tín nhiệm).
- Cạnh tranh trong điều kiện sự chi phối mạnh mẽ của chính sách tài chính – tiền tệ của nhà nước, chịu sự tác động của các biến động kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất…
- Mặc dù cạnh tranh nhưng các ngân hàng vẫn phải có sự liên kết, hợp tác với
nhau trong quá trình cung ứng sản phẩm.
ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang – Khoa QTKD