MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử được xem là kênh phân phối các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ với các giá trị khác nhau thông qua các kênh điện tử.
Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có thể là: tiền gửi ngân hàng, cho vay, cũng như cung cấp sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử khác.
Thông thường, khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua: POS, ATM, điện thoại di động, máy tính cá nhân, thiết bị đầu cuối từ xa, Internet…
Mục tiêu hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm:
- Tăng trưởng quy mô hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử
Tăng trưởng quy mô hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử là tăng trưởng quy mô tổng thể thị trường trên cả thị trường hiện tại và thị trường mới.
- Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử
Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua sự đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng điện tử và tiện ích trong mỗi dịch vụ, mức phí và hạn mức tín dụng áp dụng đối với khách hàng có sự phù hợp và cạnh tranh với các ngân hàng khác, từ đó gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
- Kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử của NHTM là điều không thể tránh khỏi do dịch vụ này có hàm lượng công nghệ cao. Có thể kể đến những rủi ro đặc thù mà ngân hàng đang phải đối mặt đó là: rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng và rủi ro pháp lý.
ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang – Khoa QTKD