0236.3650403 (221)

Mục đích của các doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới


  • Yếu tố thúc đẩy từ thị trường trong nước.
  • Thị trường trong nước nhỏ: Một khi thị trường kinh doanh trong nước có quy mô nhỏ đối với doanh nghiệp thì việc tìm kiếm các thị trường mới là cần thiết.
  • Cạnh tranh gay gắt và tránh nhiều rủi ro: Kinh doanh ở nhiều thị trường khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro hơn là chỉ tập trung vào một thị trường. Sản phẩm bán ra được thay đổi theo từng mùa trong năm ở nhiều nơi. Ngoài ra, qua các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài còn hỗ trợ cho sản xuất trong nước, tạo sự ổn định về thương mại.
  • Chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ: Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh bình đẳng với các đối tác trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, sau một thời gian đổi mới và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích lũy và có thể đầu tư ra ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình.
  • Yếu tố thúc đẩy từ thị trường thế giới
  • Tìm kiếm tài nguyên: Thông qua việc tham gia thị trường thế giới, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho việc sản xuất. Nhiều doanh nghiệp như ngành dầu khí, hầm mỏ, luyện kim, lâm sản và chế biến nông sản... mở rộng hoạt động thương mại quốc tế để khai thác nguồn nguyên liệu cho các nhu cầu đã có sẵn hoặc nhu cầu tiềm năng có thể xuất hiện trong tương lai.
  • Cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường: Đối với nhiều mặt hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng và các dịch vụ, thị trường ở nước ngoài có quy mô lớn hơn so với thị trường trong nước.

Nhà nước Việt Nam có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọithành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóavà dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm mạnhxuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Đó là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp thâm nhập vững chắc vào thị trường thế giới.

  • Những yếu tố mang tính chiến lược
  • Theo các khách hàng quan trọng trên toàn cầu: Đối với những ngành dịch vụ (ngân hàng, kế toán, kiểm toán) phục vụ các khách hàng có phạm vi hoạt động quốc tế; các doanh nghiệp buộc phải đi theo các khách hàng quan trọng này trên khắp thế giới để vừa phục vụ khách hàng của mình và vừa bảo vệ doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp .

Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm: Mỗi một sản phẩm đều có chu kỳ sống riêng, độ dài của mỗi chu kỳ sống sản phẩm tùy thuộc vào từng thị trường. Một sản phẩm có thể ở gần cuối chu kỳ sống của nó ở thị trường nội địa nhưng vẫn có thể bán được ở nhiều thị trường khác. Tham gia vào thị trường thế giới cho phép kéo dài thêm tuổi thọ của sản phẩm ở những thị trường khác nhau.

  • Những yếu tố khác
  • Nắm cơ hội khi thị trường nước ngoài phát triển nhanh chóng.
  • Thực hiện mục đích phát triển nhân viên.
  • Cơ hội nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

TRẦN THANH HẢI – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH