MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TRUYỀN THÔNG
Th.S Phạm Thị Thu Hương
Kế hoạch truyền thông (media planning):là tập hợp các quyết định cần thiết cho việc chuyển giao thông điệp truyền thông cho người mua tiềm năng, và người sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Kế hoạch truyền thông là một tiến trình, trong đó đưa ra một số quyết định, mỗi quyết định sẽ được điều chỉnh lại hoặc loại bỏ khi kế hoạch được xây dựng.
Kế hoạch truyền thônglà bản hướng dẫn để chọn lựa phương tiện truyền thông. Điều này đòi hỏi việc xây dựng các mục tiêu truyền thông (media objectives) và chiến lược truyền thông (media strategies) riêng biệt (kế hoạch hành động) nhằm đạt được các mục tiêu này. Sau khi các quyết định đã được đưa ra, và mục tiêu cũng như chiến lược đã được thiết lập, các thông tin này sẽ được tổ chức lại trong kế hoạch truyền thông.
Phương tiện truyền thông (medium): là loại hệ thống được sử dụng để truyền bá thông điệp, bao gồm các phương tiện phát sóng (như truyền hình, truyền thanh), in ấn (tạp chí, báo tờ), gửi thư trực tiếp, quảng cáo ngoài trời, và các truyền thông bổ trợ khác.
Công cụ truyền thông (media vehicle) là một loại công cụ đặc biệt trong loại phương tiện truyền thông.Ví dụ Time và Newsweek là phương tiện in ấn. Mỗi một công cụ có đặc điểm riêng, kèm theo đó là những ưu nhược điểm riêng. Các quyết định đưa ra cần phải căn cứ vào giá trị của từng công cụ để có thể truyền bá thông điệp một cách hiệu quả.
Số lượng khán giả(reach) là phương pháp đo lường số lượng khán giả xem ít nhất một lần công cụ truyền thông tại một khoảng thời gian nhất định.
Phạm vi phủ sóng (coverage) thì cho biết số khán giả tiềm năng có thể tiếp nhận thông điệp thông qua một công cụ truyền thông. Phạm vi liên quan đến khán giả tiềm năng trong khi số lượng khán giả cho biết lượng khán giả đã được tiếp cận trên thực tế.
Cuối cùng, tần suất (frequency) liên quan đến số lần mà người tiếp nhận xem một công cụ truyền thông trong một thời điểm nhất định.