a/ Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ
Cán bộ, nhân viên tín dụng là bộ phận quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lí nợ xấu tại ngân hàng. Chính vì vậy để hiệu quả càng lớn thì cán bộ nhân viên tín dụng cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là điều mà bất cứ một ngân hàng nào cũng mong muốn có được, do vậy để góp phần nâng cao khả năng xử lý nợ xấu thì việc nâng cao trình độ cán bộ nhân viên tín dung là một giải pháp rất quan trọng và dài lâu.
b/ Hoàn thiện quy trình cho vay và đảm bảo chặt chẽ
Quá trình cho vay bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cấp vốn, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay, nó được bắt đầu từ khi điều tra, thẩm định, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu lãi cho đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng cho vay có đảm bảo hay không tùy thuộc vào thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chăt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình cho vay.
Các doanh nghiệp muốn có được một khoản vay từ ngân hàng đều phải đưa ra giải pháp đảm bảo cụ thể để chứng minh khả năng hoàn trả của mình. Và các ngân hàng khi cho vay cũng mong muốn cho vay càng nhiều càng tốt. Vì vậy, trong quá trình thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay sẽ dễ sảy ra sai sót.
c/ Tăng cường các biện pháp thích hợp xử lý TSĐB thu hồi nợ vay :
Trong thời gian gần đây việc khó xử lý các TSĐB để thu hồi nợ đã trở nên phổ biến đối với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, làm cho nợ xấu các ngân hàng ngày một tăng cao.
d/ Phân loại nợ xấu để có biện pháp xử lý riêng hiệu quả :
Nợ xấu ở các TCTD chính là nợ không có khả năng chi trả của khách hàng mà phần lớn là doanh nghiệp, nợ xấu nằm trọngmạng lưới nợ của các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đangnợ ngân hàng lại nằm trong mạng lưới nợ lẫn nhau. Do đó nếu xửlý không khéo sẽ gây sự sụp đổ dây chuyền. Vì thế, cần phải cógiải pháp cụ thể cho từng loại nợ xấu, từng loại doanh nghiệpđể đảm bảo xử lý tốt nợ xấu. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốncũng phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao nănglực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khảnăng cạnh tranh, cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinhdoanh, đặc biệt là các DNNN, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoàingành của các doanh nghiệp.
e/ Chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi :
Việc chứng khoán hóa được thực hiện theo các phươngpháp cụ thể với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinhdoanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hìnhkinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vàohoạt động thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếutrung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp các doanh nghiệp tồntại phát triển. Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần vàchuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn,cổ đông nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanhnghiệp có khẳ năng tồn tại và phát triển.
NGUYEN THI TUYEN NGON
Duy Tân UNIVERSITY
Tel: 0906 575588