Một số giá trị văn hóa hữu hình trong cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp.
Những giá trị văn hóai hữu hình là những cái được thể hiện ra bên ngoài rõ ràng, có thể nhận biết nhất của văn hóai doanh nghiệp. Các thực thể hữu hình mô tả một cách tổng quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một doanh nghiệp. Bao gồm các hình thức cơ bản sau: ∙
Thứ nhất: “Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp”. Được coi là bộ mặt của doanh nghiệp, kiến trúc và diện mạo luôn được các doanh nghiệp quan tâm, xây dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… về sức mạnh, sự thành đạt và tínhi chuyên nghiệp của bất kỳ doanh nghiệp nào. “Diện mạo thể hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của doanh nghiệp. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ đạo….” Tất cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho Doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đếni tâm lý trong quá trình làm việc của người lao động.
∙ Thứ hai: Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa. Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. “Lễ nghi theo từ điển tiếng Việt là toàn thể những cách làm thông thường theo phong tục được áp dụng khi tiến hành một buổi lễ. Theo đó, lễ nghi là những nghi thức đã trở thành thói quen, được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó; nó thể hiện trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt. Lễ nghi tạo nên đặc trưng về văn hóa, với mỗi nền văn hóa khác nhau thì các lễ nghi cũng có hình thức khác nhau”.
Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm ghii nhớ những giá trịi của doanh nghiệp và dịp tôn vinh doanh nghiệp, tăng cường niềm tự hào của cán bộ nhân viên về doanh nghiệp.
Các sinh hoạt khác như hoạt động ca nhạc, thể thao, các cuộc thii… là hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa. Các hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho các cán bộ nhân viên rèn luyện sức khoẻ, làm phong phú đời sống tinh thần, tăng cường sự hiểu biết giao lưu, và chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên.
∙ Thứ ba: Ngôn ngữ, khẩu hiệu.
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng xử, giao tiếp giữa các thành viên trong doanh nghiệp quyết định”. Những người sống và làm việc trong cùng một môi trường doanh nghiệp có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ. Các thành viên trong tổ chức
để làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc sử dụng chung một ngôn ngữ, tiếng “lóng” đặc trưng của doanh nghiệp.
Những từ như “dịch vụ hoàn hảo”, “khách hàng là thượng đế” … được hiểu theo các cách khác nhau tùy theo văn hóa của từng doanh nghiệp. “Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ thể hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty”. ∙
Thứ tư: “Biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phục”.
“Biểu tượng là biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Một biểu tượng khác là logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các Doanh nghiệp rất quan tâm chú trọng. Logo được in trên các biểu tượng khác của doanh nghiệp như bảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu được lưu hành, ….”
Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa trong các dịp đặc biệt, tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp và tạo ra sự đồng cảm i giữa các thành viên. Đây cũng là những biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, các giai thoại, truyện kể i truyền miệng, các ấn phẩm điển hình … là những biểu tượng giúp mọi người i thấy rõ hơn về những giá trị văn hóa của tổ chức.