0236.3650403 (221)

Một số dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế năm 2023 (Phần 1)


Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP)

Chỉ số IIP Giảm 6,3% so với cùng kỳ (quý 1 năm 2022) cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp, chế biến vẫn chịu ảnh hưởng do kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn. Chỉ số IIP giảm mạnh ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với một số ngành trọng điểm như thiết bị điện, giường tủ, bàn ghế. Nhóm sản xuất đồ uống, dược, cao su vẫn tăng trưởng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022 và lạm phát cơ bản: tăng 5,08% so với cùng kỳ năm 2022. Áp lực lạm phát gia tăng chủ yếu do giá xăng dầu và giá cả hàng hóa tăng khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng. Tuy nhiên, do sức cầu nội địa thấp giúp mặt bằng giá vẫn đang giữ ổn định.

Bán lẻ & Tiêu dùng

Giá trị bán lẻ và hàng tiêu dùng ước đạt 994 nghìn tỷ đồng ( tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022) Tổng mức bán lẻ, tiêu dùng tăng cao hơn so với giai đoạn trước Covid chủ yếu do doanh thu các dịch vụ lưu trú ăn uống du lịch phục hồi do nhu cầu Tết. Sức cầu dự báo vẫn hồi phục chậm do các tác động từ lạm phát, lãi suất trong nửa đầu năm.

Giá trị xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 96 tỷ USD (giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Xuất khẩu 49,44 tỷ USD (giảm 10% so với cùng kỳ), Nhập khẩu 46,62 tỷ USD (giảm 16% so với cùng kỳ), Xuất siêu 2,82 tỷ USD. Hoạt động thương mại tiếp tục suy giảm trong 2 tháng đầu năm cho thấy khó khăn từ thị trường nước ngoài tiếp diễn. Các mặt hàng xuất khẩu lớn như máy vi tính, điện tử; gỗ; xơ sợi dự báo tiếp tục giảm do số lượng đơn đặt hàng mới giảm tại các thị trường đối tác chính Mỹ, EU và gia tăng cạnh tranh trên thị trường XK khi Trung Quốc mở cửa. Các mặt nông sản, cao su dự kiến tăng trưởng khả quan trong nửa cuối năm nếu nhu cầu Trung Quốc hồi phục hoàn toàn.

ThS. Mai Xuân Bình – Khoa QTKD