Mối quan hệ giữa chiến lược và mô hình kinh doanh của công ty
“Một mô hình kinh doanh là một công cụ quan niệm chứa một bộ có nhiều phần tử và của các quan hệ của chúng và cho phép thể hiện luận lý doanh nghiệp của một công ty nào đó. Nó miêu tả giá trị khả năng chào hàng của một công ty trong một hoặc nhiều loại khách hàng và nó cũng miêu tả thuật kiến trúc của công ty và mạng lưới đối tác nó dùng để tạo lập, tiếp thị, và giao hàng giá trị nói trên và vốn liếng quan hệ, nhằm phát sinh các dòng doanh thu có khả năng lợi nhuận và chống đỡ, kéo dài được.”
Vai trò của mô hình kinh doanh là gì? Tại sao nhà quản trị lại quan tâm đến mô hình kinh doanh? Mô hình kinh doanh của một công ty là kế hoạch của nhà quản trị nhằm mang lại sản phẩm và dịch vụ giá trị cho khách hàng vừa tạo ra doanh thu đủ để công ty trang trải các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận. Nói cách khác, mô hình kinh doanh của một công ty chính là phương pháp để công ty dành thắng lợi trên thương trường. Hai yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh là (1) giá trị khách hàng và (2) công thức tạo ra lợi nhuận.
Giá trị mang lại cho khách hàng chính là cách thức công ty thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của khách hàng tại một mức giá mà khách hàng cảm thấy hài lòng. Giá trị mang lại cho khách hàng càng lớn và giá thành sản phẩm càng thấp thì khách hàng càng cảm thấy hấp dẫn. Công thức lợi nhuận là cách thức công ty xác định cấu trúc về giá của sản phẩm để mang lại lợi nhuận phù hợp với phương cách định giá gắn liền với giá trị mang lại cho khách hàng. Ví dụ, mô hình kinh doanh của các công ty TV và radio phát qua mạng Internet là miễn phí cung cấp chương trình nhưng kinh phí đối với quảng cáo dựa trên số lượng khán thính giả của từng chương trình. Mô hình kinh doanh của Gillette liên quan chặt chẽ đến quy mô kinh tế của những sản phẩm cạo râu, nghĩa là bán bộ dao cạo râu với một mức giá rất thấp và hấp dẫn, trong khi tạo ra lợi nhuận bằng việc khách hàng phải liên tục mua mới lưỡi dao cạo cho các bộ dao cạo râu của hãng.
Dường như mọi thứ đang hoạt động rất trơn tru và chúng ta sẽ mỉm cười thắng lợi? Không ai có thể đảm bảo về điều đó? Tại sao? Vì chiến lược đang được hoạch định cần phải qua một bài kiểm tra cuối cùng.
(Th.s Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD)