0236.3650403 (221)

MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO BA CHIỀU TRONG TỔ CHỨC (Three–dimensionnal model of leadership)


ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO

Theo lý thuyết lãnh đạo nhiều thành phần (multiframe leadership theory) Bolman &đtg (2003) cho rằng có 04 khung thành phần (frame) mà khi xây dựng các mô hìnhlãnh đạo cần phải chú trọng để nâng cao hiệu quả ứng dụng, bao gồm: khung cấu trúc(structural frame), khung nguồn nhân lực (the humance resource frame), khung chínhtrị (political frame) và khung biểu tượng (symbolic frame).

1. Khung cấu trúc:đó là cơ cấu của tổ chức được sắp đặt sao cho bộ máy vận hànhhiệu quả nhất nhưng phát sinh lỗi ít nhất. Cấu trúc tổ chức phải xây dựng để phục vụcho mục tiêu chung nhưng phải bố trí hợp lý và kiểm soát được sự phối hợp giữa chứcnăng của các phòng ban, năng lực cá nhân, điều kiện và môi trường, ngoài ra cũngphải dễ dàng tái cấu trúc để thích nghi với sự thay đổi từ bên ngoài.

2. Khung nguồn nhân lực:tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu của tổchức và mong muốn của cá nhân, trong đó người lao động được đào tạo, phát triển, tạođiều kiện phát huy năng lực, ngược lại họ phải có cam kết đóng góp cho tổ chức. Vaitrò quan trọng của người lãnh đạo là truyền đạt, chia sẻ tầm nhìn của tổ chức vàkhuyến khích động viên người lao động hoàn thành mục tiêu, tuy nhiên yêu cầu khixây dựng chính sách phải thể hiện được nội dung bảo vệ lợi ích cho người lao động.

3. Khung chính trị:sự khác biệt về giá trị, niềm tin, thông tin, lợi ích và nhận thức củacác chủ thể trong tổ chức luôn tồn tại, đặc biệt là trong điều kiện khan hiếm nguồn lực,mâu thuẫn này càng lớn hơn nữa khi hướng đến lợi ích từ quyền lực và tài sản manglại. Do đó, người lãnh đạo với vai trò vừa là người biện hộ và là người thương lượngphải dung hòa lợi ích các nhóm để biến những mâu thuẫn này trở thành những cuộcganh đua tích cực làm động lực cho sự phát triển.

4. Khung biểu tượng:mang màu sắc văn hóa và hành vi chuẩn mực phản ảnh sứmạng của tổ chức. Theo đó, người lãnh đạo phải xây dựng cho mình hình ảnh gươngmẫu thể hiện qua thái độ nhiệt tình, đạo đức và từ đó cảm hóa được người lao động.

Dựa trên đánh giá của 4 thành phần khung này, Bolman cho rằng lý thuyết lãnh đạonhiều thành phần rất có ý nghĩa để các nhà lãnh đạo vận dụng khi ra quyết định hay ápdụng cho mô hình lãnh đạo của mình, cụ thể có những yêu cầu sau:

*Yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức (Organisational task demands)

Bao gồm những nhiệm vụ cụ thể mà tập thể các nhóm được yêu cầu thực hiện, cũngnhư những quy định của tổ chức chi phối các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ đó.

Nhiệm vụ tổ chức đòi hỏi người lãnh đạo phải thực hiện các trách nhiệm sau: (1) làngười triển khai đúng yêu cầu nội dung của mục tiêu đến người lao động và thực hiệntruyền đạt làm cho họ hiểu và nắm vững nguyên tắc thực hiện (2) phân công công việcphù hợp với khả năng của từng cá nhân (3) giải thích rõ vai trò của từng cá nhân đốivới công việc chung (4) phân bổ nguồn lực hiệu quả nhằm đảm bảo cho mục tiêuhoàn thành với thời gian và chi phí thấp nhất (5) hỗ trợ và khuyến khích mỗi cá nhântrong quá trình thực thi nhiệm vụ (6) xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng các nguyêntắc và chuẩn mực chung. (7) hỗ trợ cho người lao động khi gặp khó khăn (8) đánh giávà ghi nhận đóng góp của người lao động (9) bày tỏ tâm huyết và luôn thể hiện tinh

thần nhiệt tình hăng say đối với công việc.

*Chú ý đến nhu cầu của người lao động (Subordinates’needs)

Là tất cả những nhu cầu không giới hạn và đa dạng của con người mà họ kỳ vọngđối với công việc của họ. Mặt khác, sự quan tâm đến nhu cầu của cấp dưới cũng chínhlà động lực để họ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. Do đó, người lãnh đạo sẽphải thực hiện một số yêu cầu sau: (1) giải quyết ngay đề nghị của người lao độngtrong khả năng quyền hạn của mình. (2) hỗ trợ cho người lao động để họ có thể hoànthành những công việc khó khăn mà bản thân họ không tự giải quyết được (3) giảmthiểu tối đa sự lo sợ thay đổi cho người lao động (4) cố gắng đơn giản hóa, rõ rang trong chỉ thị (5) quan tâm đến người lao động không chỉ trong công việc mà còn đến

gia cảnh của họ.

*Vai trò của người lãnh đạo (The leader’s role)

Có hai chức năng chính: (1) Đảm bảo cho nhu cầu của người lao động hài hoà vớinhu cầu nhiệm vụ của tổ chức và (2) thực hiện chức năng động viên người lao độnghoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, thực tế luôn biến động và rất đa dạng vì thế tổ chức và người lãnh đạophải linh hoạt thực hiện tùy vào hoàn cảnh chứ hoàn toàn không cứng nhắc, cố định.

LÊ HOÀNG THIÊN TÂN