MẠNG GIÁ TRỊ VÀ SUY RA CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH CHO NỀN KINH TẾ TRI THỨC (phần 2)
2/ Mạng giá trị: một hệ thống toàn diện tiếp cận sự hiểu biết các hình thức kinh doanh có liên quan
Trong sự duy chuyển nhanh của thế giới kinh doanh, chúng ta đang thấy sự chú ý gia tăng xung quanh những mô hình kinh doanh mới và những quan điểm mạng của các doanh nghiệp như e-web (KalakotaandRobinson,2000)và web kinh doanh(Tapscott,Ticoll,andLowy - 2000). Nhưng các web kinh doanh chỉ là một loại của mạng giá trị. Hầu như bất kỳ tổ chức hoặc nhóm các tổ chức có thể được hiểu như một mạng giá trị. Mạng giá trị là một mạng lưới các mối quan hệ mà tạo ra giá trị hữu hình và vô hình thông qua những trao đổi động phức tạp giữa hai hay nhiều các cá nhân; các nhóm, hoặc các tổ chức.Quan điểm mạng giá trị có thể giúp giải thích động lực của phi lợi nhuận, các cụm kinh tế, cũng như các nền kinh tế quốc gia. Hơn nữa, khi các rào cản tổ chức trước đây trở nên dễ vượt qua, sự phân chia cấp bậc tổ chức trở nên hảo huyền hơn, và việc ra quyết định được dẫn đến những mức độ thấp hơn chưa từng có. Những nguyên tắc và động lực mạng giá trị trở nên hữu dụng hơn những sơ đồ tổ chức truyền thống, biểu đồ dòng qui trình và các công cụ quản lý hiệu quả, khi những nhà quản lý đang cố gắng hiểu những chức năng quan trọng nhất của họ.
Mặt dù sự quan tâm và cường điệu về mạng giá trị như mô hình kinh doanh mới, chúng tôi đã thấy công việc ít nghiêm trọng trong việc phát triển những kỹ thuật lập mô hình kinh doanh có thể tiếp cận dễ dàng và đơn giản để phân tích, phát triển và quản lý các tổ chức từ quan điểm mạng. phân tích mạng xã hội, màng đã xoay quanh hơn 30 năm qua, đang được sử dụng một vài cấp độ để hiểu sự tương tác qua lại của con người trong các tổ chức, nhưng không thật sự hướng đến chính mô hình kinh doanh (Nitkin,Noria,andEccles,1994). Một số người đang áp dụng những nguyên tắc hệ thống thực hiện phức tạp để tập trung kiến thức, bao gồm BrianArthur, người chứng minh luật kinh tế mới của sự gia tăng lợi nhuận, (Arthur,1994,1996). Quan trọng hơn đối với các nhà quản lý là những người đã khám phá ra các tổ chức cư xử như một hệ thống hoạt động phức tạp như thế nào, đang cung cấp những cái nhìn có giá trị về nhữung nguyên tắc mà giúp con người chia sẽ và chi phối mạng kinh doanh (Wheatley, 1992;Wheatley andKellnor- Rogers;1996;KellyandAllison,1998;BrownandEisenhardt, 1998). Tuy nhiên, hầu hết các cách tiếp cận để phân tích và cải tạo mạng giá trị không được thực hiện với vai trò của sự trao đổi giá trị kiến thức và vô hình như nền tảng đối với những công ty được kết nối mạng đang nổi lên này.
2.1/ Mô hình mạng giá trị
Hầu như chúng ta đều biết làm thế nào để mô hình doanh nghiệp của chúng ta bằng cách sử dụng các biểu đồ dòng chảy và bản đồ qui trình như quan điểm chính của công việc xãy ra như thế nào. Những những công cụ này, khi hữu dụng, rất tiếc là không tương xứng với mô hình vai trò của kiến thức và các yếu tố vô hình trong mô hình kinh doanh. Quan điểm qui trình chỉ tập trung vào một qui trình, ráp hai hay nhiều qui trình độc lập lại với nhau có thể được làm, nhưng nó dài dòng và tốn thời gian. Điều này là do sự phức tạp của toàn bộ hệ thống động không thể được giảm đi qui trình, mà là tuyến tính và liên tục. Trong các hệ thống phức tạp, nhiều điều đang diễn ra cùng một lúc và một người cần phải hiểu làm thế nào để tất cả các qui trình đang hoạt động cùng nhau.
Quan điểm hệ thống toàn diện cho thấy làm thế nào tất cả các qui trình làm việc cùng nhau, cũng như động lực chính như sự phản hồi, sự phụ thuộc lẫn nhau, dòng chảy và sự trao đổi. một người khong thể thấy hệ thống toàn diện từ quan điểm qui trình, nhưng quan điểm hệ thống có thể không chỉ thể hiện những qui trình chính, mà còn nhiều qui trình trong hệ thống toàn diện. Để thành công trong việc hiểu yếu tố vô hình đóng góp trực tiếp vào giá trị kinh doanh như thế nào, chúng ta phải di chuyển đến loại công cụ mô hình khác dựa trên những nguyên tắc suy nghĩ hệ thống. sơ đồ sau sử dụng kỹ thuật mô hình mạng giá trị TM, là một ví dụ của phương pháp đang nổi lên của mô hình kinh doanh mà đang chứng minh có giá trị trong nền kinh tế tri thức (Phân tích mạng giá trị là sự khác nhau của HoloMappingTM– kỹ thuật vẽ mô hình hệ thống toàn diện được phát triển bởi tác giả).
Chúng ta hãy sử dụng một ví dụ của công ty dược phẩm hoang đường – Phamrco. Trong tình huống này, nhóm bán hàng và marketing muốn cải thiện khả năng của mình để sử dụng sự phản hồi của khách hàng trong phát triển sản phẩm mới. Đầu tiên, chúng ta xem xét tất cả các nhóm, cả bên trong và bên ngoài, đóng vai trò chính trong những loại hoạt động này. Trong tình huống này, 4 nhóm chính bên trong công ty tạo ra nghiên cứu bán hàng và thị trường, nhóm phát triển sản phẩm và sản xuất. các thành phần chính bên ngoài công ty là bệnh nhân, những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe như bác sỹ, người trả tiền như công ty bảo hiểm, và những người điều khiển. Xem hình 1:
Bây giờ, chúng ta sẵn sang bắt đầu lập mô hình động lực kinh doanh thực sự. điều đầu tiên xem xét là những tao đổi hữu hình. Cái gì là những giao dịch liên quan đến tiền cốt lõi?
Cái gì là sự chuyển giao hữu hình trong hệ thống? chúng ta có thể mô tả những hoạt động này với một mũi tên xuất phát từ nhóm có trách nhiệm chuyển giao và kết thúc tại thành viên người nhận nó. Biểu tượng trên mũi tên gọi là sự chuyển giao. Bây giờ chúng ta biết người có trách nhiệm chuyển giao và người bị ảnh hưởng bởi nó. Hình số 2 thể hiện sự chuyển giao hữu hình như ứng cử viên sản phẩm, những đặc trưng qui trình, khiếu nại, thanh toán, đơn đặt hàng và vv…. Trong tình huống này, kênh trao đổi thông tin được xem như sự chuyển giao hữu hình bởi vì nó bao gồm những kết nối dữ liệu, Web, và trung tâm cuộc gọi mà được trả và được sở hữu bởi công ty Pharm như một phần của dịch vụ hỗ trợ khách hàng được mong đợi.
Chúng ta cũng có thể vẽ bản đồ sự trao đổi vô hình theo cách tương tự. Đối với Pharmco, yếu tố vô hình bao gồm những yêu cầu của bệnh nhân, kiến thức về bệnh mà Pharmco thực hiện sẵn có thông qua công chúng và web của nó, sự đảm bảo không chính thức mà người trả tiền thực hiện với 10 nhà cung cấp khuyên rằng một sản phẩm mới có thể được bảo hiểm, và những báo cáo của những phản ứng thơ ca quảng cáo với những người điều chỉnh. Xem hình số 3, những điều này tạo ra yếu tố vô hình vì con người không trả trực tiếp cho chúng vì chúng không làm thành hợp đồng hoặc được mong đợi. chúng tạo ra những yếu tố phụ trội, những đề nghị được mở rộng cho những thành viên khác mà giúp những việc làm trôi chảy hoặc giúp xây dựng quan hệ. bây giờ chúng ta có thể kéo lại với nhau một hệ thống toàn diện của sự tạo ra giá trị mà thể hiện cả yếu tố vô hình lẫn hữu hình đang hoạt động như thế nào trong hệ thống, bao gồm cả kiến thức. Xem hình số 4, khi chúng ta vẽ tất cả những trao đổi và những sự chuyển giao này lại với nhau, chúng ta có nhiều bức tranh đúng hơn về các doanh nghiệp thực sự hoạt động như thế nào, so sánh với những phương pháp mô hình truyền thống
Với quan điểm này của công ty, chúng ta có thể bắt đầu để hiểu một cách đầy đủ hơn vai trò của tri thức trong tạo ra giá trị. Qui trình mô hình vẽ sơ đồ sự trao đổi kiến thức then chốt chiến lược nhất, cho phép dễ dàng nhắm tới những cơ hội giá trị kiến thức. qui trình vẽ sơ đồ được hoàn thành bởi sự chuyển giao thường xuyên và đặt chúng vào một cái bàn. Điều này không chỉ làm lộ ra những qui trình trong hệ thống mà còn cho phép kiểm soát một sự phân tích rất chi tiết theo những phạm vi khác nhau.
Với loại kỹ thuật lập mô hình này, những đánh giá hữu hình và vô hình có thể được kết nối trực tiếp với những hoạt động kinh doanh thực sự. Quan điểm hệ thống toàn diện cung cấp một cách nhìn thuyết phục bề mặt logic và lý do đằng sau những thước đo sự thực hiện. những đóng góp kiến thức đối với doanh nghiệp là đặc trưng, có thể đo lường được và có thể quản lý hơn.
ThS. Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
Nguồn dịch: ValueNetworks and Evolving Business Models for the Knowledge Economy - VernaAllee - VernaAlleeAssociates,Martinez,CA,USA