LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI
ĐỖ VĂN TÍNH
Khái niệm về Ngân hàng thương mại. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại ở các quốc gia, song tựu chung ngân hàng thương mại có đặc trưng chung là nhận tiền ký thác để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, thanh toán và thực hiện các dịch vụ khác của ngân hàng. Ngân hàng thương mại về bản chất đó là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng.
Chức năng của Ngân hàng thương mại: Chức năng trung gian tài chính; Chức năng trung gian thanh toán; Chức năng tạo tiền
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
- Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
- Là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường
+ Là cầu nối giữa đầu tư, sản xuất và tiêu dùng
+ Là cầu nối trong thanh toán
+ Cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại thỏa mãn mọi nhu cầu của thị trường
- Góp phần làm lành mạnh thị trường, là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
- Nghiệp vụ tạo lập vốn chủ sở hữu và huy động vốn trong nền kinh tế
- Nghiệp vụ đầu tư tài sản cố định, dự trữ thanh khoản, cho vay và đầu tư tài chính.
+ Đầu tư tài sản cố định
+ Dự trữ thanh khoản
+ Nghiệp vụ cho vay (Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân; Cho vay tổ chức tín dụng khác; Cho vay ủy thác).
+ Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Các loại dịch vụ ngân hàng
- Dịch vụ thanh toán
* Các hình thức thanh toán trực tiếp tại ngân hàng
* Các hình thức thanh toán trực tuyến với ngân hàng
- Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ
- Nghiệp vụ bảo lãnh
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế (L/C)
- Dịch vụ giữ hộ, thu hộ, chi hộ
Các hoạt động ngoại bảng
- Các cam kết tương lai
- Các nghiệp vụ ngoại bảng khác
Tín dụng ngân hàng và tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại
- Tín dụng ngân hàng
- Tín dụng cá nhân
Đặc điểm của tín dụng cá nhân: Số lượng món vay nhiều, nhưng quy mô món vay nhỏ; Tín dụng cá nhân thường đi kèm với các rủi ro; Tín dụng cá nhân gây tốn kém nhiều chi phí.
Vai trò, chức năng phát triển tín dụng cá nhân
- Đối với nền kinh tế- xã hội: Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế; Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội.
- Đối với ngân hàng: Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng; Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hang.
Nội dung phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
(1) Phát triển về quy mô, cơ cấu: Tăng trưởng dư nợ cho vay; Tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân; Tăng trưởng thị phần cho vay khách hàng cá nhân; Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân.
(2) Phát triển về chất lượng: Phát triển chất lượng hoạt động tín dụng; Nâng cao năng lực quản lý rủi ro khách hàng cá nhân.
Tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại: Số lượng khách hang; Dư nợ tín dụng cá nhân; Sự phát triển thị phần; Hệ thống kênh phân phối; Tỷ lệ nợ xấu; Thu nhập từ tín dụng cá nhân; Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân; Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
Các yếu tố nội sinh: Chính sách, quy định tín dụng của Ngân hang; Quy trình tín dụng; Chất lượng thông tin tín dụng; Chất lượng nguồn nhân lực; Mô hình tổ chức quản lý của ngân hang; Kiểm soát nội bộ; Công nghệ của ngân hàng.
Các yếu tố ngoại sinh: Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Môi trường văn hóa xã hội; Các chương trình, chính sách của Nhà nước; Từ phía khách hàng;Đối thủ cạnh tranh.
Tài liệu tham khảo
1. Luật các tổ chức tín dụng, 2010.
2. Luật thương mại điện tử Việt Nam 2015.
3. Văn bản pháp luật (2016), “Các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học
kinh tế Quốc dân - Hà Nội.