0236.3650403 (221)

LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ


Phạm vi công suất mà dự án có thể lựa chọn nằm trong khoảng công suất kinh tế tối thiểu và công suất thực tế. Tuy nhiên trong mỗi kỳ hoạt động, việc lựa chọn giá trị cụ thể nào đó phải xuất phát từ nhiều nhân tố khác nhau:

- Mức độ yêu cầu của thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường và thị phần có khả năng chiếm lĩnh được của dự án.

- Khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào, nhất là các loại nguyên vật liệu quan trọng.

- Khả năng đặt mua các máy móc, thiết bị, công nghệ có công suất phù hợp với công suất dự định khai thác.

- Năng lực tổ chức, điều hành sản xuất của chủ đầu tư.

- Khả năng về vốn của chủ đầu tư.

- Trình độ tay nghề của công nhân.

Do có các khó khăn khác nhau về kỹ thuật và thương mại nên đa số các dự án đều khởi đầu bằng một mức công suất thấp để dễ thâm nhập thị trường sau đó sẽ điều chỉnh lao động, nguyên vật liệu để nâng dần công suất lên trong những năm sau đó nếu thuận lợi.

Tùy theo tính chất của từng ngành nghề hoạt động và điều kiện cụ thể của từng dự án mà người ta dự kiến mức huy động công suất cho từng năm hoạt động của dự án. Trong năm đầu, như đã nói ở trên người ta thường chỉ huy động công suất ở mức 40% - 50% công suất thiết kế, những năm sau đó sẽ có kế hoạch tăng dần sản lượng để đạt đến mức dự kiến (thường là nhỏ hơn 90% công suất thiết kế). Việc xác định mức sản xuất của dự án theo thời gian phải được xây dựng dưới dạng một lịch trình huy động công suất nhất định.

ThS Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD