LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÂM NHẬM VÀ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI (Phần 1)
1. Chiến lược xuất khẩu
Sử dụng các nhà máy trong nước làm cơ sở sản xuất các mặt hàng xuất khẩu là một chiến lược xuất phát tuyệt vời để theo đuổi kinh doanh trên thị trường quốc tế. Bằng chiến lược xuất khẩu, một nhà sản xuất có thể giới hạn được sự liên quan của công ty đối với các thị trường nước ngoài thông qua kí kết hợp đồng với các công ty bán sĩ lớn của nước đó, vốn đã có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu hàng hóa để tận dụng chức năng phân phối và marketing của các công ty này đối với từng khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới. Việc sản xuất trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài là chiến lược giúp công ty giảm thiểu những rủi ro xuất phát từ việc đầu tư trực tiếp sang nước ngoài.
Chiến lược xuất khẩu rất dễ bị tổn thương khi (1) chi phí sản xuất trong nước về cơ bản cao hơn so với các công ty đối thủ có nhà máy ở nước xuất khẩu, (2) chi phí vận chuyển hàng hóa đến các quốc gia nước ngoài là tương đối cao, hoặc (3) thay đổi bất lợi về tỉ giá hối đoái.
2. Chiến lược cấp phép
Tiếp cận thị trường nước ngoài thông qua chiến lược cấp phép được xem là hợp lý khi một công ty với bí quyết kĩ thuật hoặc phát minh độc đáo không đủ năng lực cũng như nguồn lực nội tại để tự mình thâm nhập thị trường nước ngoài. Thông qua việc cấp phép những công nghệ hoặc quyền sản xuất sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài, công ty không phải chịu chi phí và tổn thất như khi tự mình thâm nhập thị trường đó, chưa kể công ty có thể tạo ra doanh thu từ tiền bản quyền. Nhược điểm dễ nhận ra của chiến lược cấp phép đó là rủi ro mất kiểm soát đối với các bí quyết công nghệ đã chuyển giao cho nước ngoài. Tương tự, việc quản lý những công ty được cấp phép và bảo vệ bí quyết kĩ thuật của công ty cấp phép cũng rất khó khan trong một số trường hợp. Các công ty phần mềm hoặc được phẩm thường áp dụng chiến lược cấp phép.
(ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD)