LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
Các lý thuyết về quản trị sản xuất và dịch vụ đã được nhiều nhà kinh tế đặt nền tảng và được bổ sung không ngừng từ năm 1776 bởi ADAM SMITH và các nhà kinh tế khác.
Trong suốt thời kỳ phát triển đó có những sự kiện đáng quan tâm như sau:
- Năm 1800 Eli Whitney đề xuất đầu tiên về lý luận và tiêu chuẩn hóa sản xuất và kiểm soát chất lượng.
- Năm 1881 Frederick W.Taylor được xem là người khai sinh ra lý thuyết Quản trị lao động khoa học. Taylor đã xây dựng được những tiêu chuẩn lựa chọn lao động, nghiên cứu việc hoạch định và lập lịch tiến độ lao động, nghiên cứu các nguồn động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, nghiên cứu hợp lý hóa các thao tác và định mức lao động. Taylor và những người đồng nghiệp của ông là những người đầu tiên tìm kiếm có hệ thống những phương pháp tốt nhất để sản xuất.
Một trong những đóng góp khác nữa của Taylor là việc phân biệt để chuyên môn hóa người lao động và người quản lý, chuyên môn hóa công nhân chính và công nhân phụ.
- Năm 1913 Hernry Ford và Charles Sorenso đã kết hợp những lý thuyết về sự chuyên môn hóa lao động để thực hiện phương pháp dây chuyền trong hoạt động đóng gói và phân phối thịt theo đơn hàng, từ đó khái niệm dây chuyền sản xuất đã ra đời.
- Năm 1924 lý thuyết về kiểm tra chất lượng sản phẩm đã ra đời bởi Walter. Lý thuyết này được đề ra dựa vào sự kết hợp những kiến thức về toán thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu về kiểm soát chất lượng và nó đã cung cấp những nền tảng cho việc chọn mẫu thống kê và kiểm soát chất lượng.
- Năm 1938 người ta bắt đầu ứng dụng Compute và quản trị sản xuất và điều hành.
- Năm 1957 người ta bắt đầu ứng dụng sơ đồ Pert (Program Evaluation and review technique) và CPM (Critical path method) vào sản xuất và đã mang lại nhiều lợi ích lớn lao về tiền cũng như thời gian.
- Năm 1970 người ta bắt đầu hoạch định nhu cầu vật tư bằng máy tính (MRP)
- Năm 1975 hệ thống thiết kế bằng Computer đã được thực hiện (CAD)
- Năm 1980 bắt đầu ứng dụng hệ thống sản xuất tự động (MAP)
- Năm 1985 hệ thống sản xuất liên hợp bằng Computer đã được thực hiện.
Hiện nay việc điều hành hệ thống sản xuất ở các nước tiên tiến đều sử dụng bằng hệ thống máy tính.
Do đó chúng ta không thể dừng lại ở trình độ quản trị sản xuất như chúng ta hiện nay. Môn quản trị sản xuất sẽ giúp các quản trị gia tiếp cận với những phương pháp quản trị mới tiên tiến.
Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung