0236.3650403 (221)

LÀM THỂ NÀO ĐỂ THẺ TÍN DỤNG VÀ THỂ GHI NỢ PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG TIỀN TỆ?


N.GREGORY MANKIW,MACROECONOMICS

Nhiều người sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ để mua hàng hóa. Bởi vì tiền là phương tiện trao đổi, người ta có thể tự hỏi rằng làm thế nào những loại thẻ đó lại phù hợp với việc đo lường và phân tích của tiền tệ.

Hãy bắt đầu với thẻ tín dụng. Ai đó có thể đoán ra rằng thẻ tín dụng là một phần của thị trường chứng khoán trên thị trường tiền tệ, nhưng thật ra việc đo lường số lượng tiền tệ không sử dụng thẻ tín dụng trong tài khoản. Đó là bởi vì thẻ tín dụng không phải là một phương thức thanh toán mà là phương thức trì hoãn sự thanh toán. Khi bạn mua hàng hóa với thẻ tín dụng, ngân hàng phát hàng ra thẻ trả tiền cho các cửa hàng. Sau đó, bạn trả lại số tiền đó cho ngân hàng. Khi đến thời gian thanh toán hóa đơn thẻ của bạn, bạn sẽ viết một phiếu thanh toán cho tài khoản của bạn. Số dư trong tài khoản thanh toán đó là một phần của thị trường chứng khoán trên thị trường tiền tệ.

Câu chuyện này trở nên khác đi đối với trường hợp thẻ ghi nợ, loại thẻ tự động rút tiền từ tài khoản ngân hàng để trả cho hàng hóa mà bạn đã mua. Không phải cho phép người dùng trì hoãn việc thanh toán trong mua bán hàng hóa, thẻ ghi nợ cho phép người sử dụng truy cập ngay đến tiền gửi trong tài khoản ở ngân hàng. Sử dụng thẻ ghi nợ tương tự viết một tờ séc. Số dư trong tài khoản nằm phía sau thẻ ghi nợ, là bao gồm trong việc đo lường lượng tiền trong nền kinh tế.

Mặc dù thẻ tín dụng không phải là một hình thức của tiền tệ, nhưng chúng vẫn rất quan trọng khi phân tích hệ thống tiền tệ. Bởi vì những người có dùng thẻ tín dụng có thể thanh toán nhiều hóa đơn cùng một lúc vào cuối mỗi tháng, chứ không phải là không thường xuyên khi họ mua hàng, họ có thể giữ ít tiền hơn so với người không dùng thẻ. Do đó, khi thẻ tín dụng ngày càng phổ biến và gia tăng có thể giảm một lượng tiền mặt trong nền kinh tế mà mọi người nắm giữ. Hay nói cách khác, thẻ tín dụng không phải là một phần của cung tiền, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cầu tiền.

CH. Võ Thị Thanh Thương – Khoa QTKD

(Nguồn N.Gregory Mankiw (7th), Macroeconomics, page 85