0236.3650403 (221)

Khái quát về thẩm định tín dụng


1.Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng:

quả kinh tế của dự án, vì vậy vai trò của cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá đúng thực chất của dự án, tuy nhiên cán bộ tín dụng cũng không nên quá khắt khe, bi quan làm cho dự án kém hiệu quả dẫn đến không thể cho vay được.

Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác, trung thực về tính hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.Vì vậy thẩm định tín dụng là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:

Giúp đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quyết định cho vay : cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.

2.Nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng

Quá trình thẩm định tín dụng của ngân hàng để biết được rằng khách hàng vay vốn có đáng tin cậy không? Khách hàng có mong muốn trả nợ không?Khách hàng có khả năng trả nợ không? Khả năng và ý muốn đó có duy trì trong suốt thời hạn vay không?....rất nhiều câu hỏi đặt ra trong quá trình thẩm định tín dụng, và để giải quyết ngân hàng đã áp dụng nguyên tắc 5C vào công tác thẩm định tín dụng.

Uy tín, đạo đức (Character)

Năng lực (Capacity)

Vốn, dòng tiền (Capital, Cash flow)

Tài sản đảm bảo (Collateral)

Môi trường (Conditions)

a.Thẩm định điều kiện vay vốn:

Theo quy chế cho vay, khách hàng muốn vay vốn phải thõa mãn các điều kiện sau:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Có mục đích vay vốn rõ ràng, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, phải có tính hợp pháp, theo quy định hiện hành về loại tiền vay , định hướng vay theo quy định.

Khách hàng có kế hoạch vay vốn nghiêm túc, căn cứ vào lịch sử quan hệ vay vốn của khách hàng như dư nợ vay, doanh số, mức tín nhiệm, quan hệ tiền gởi.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả..Có năng lực quản lý điều hành tốt.

Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

b.Thẩm định thời hạn vay vốn:

Ngắn hạn:: từ 12 tháng trở xuống

Trung hạn: từ 12 đến 60 tháng

Dài hạn: trên 60 tháng nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại trên giấy phép thành lập hoặc không quá 15 năm đối với cho vay dự án đầu tư phục vụ đời sống

c.Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay:

Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:

Giấy đề nghị vay vốn

Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều kiện hoạt động.

Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.

Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.

Các giấy tờ lien quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.

Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.

Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gởi cho tổ chức tín dụng. Cán bộ tín dụng xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của các tài liệu mà khách hàng cung cấp.

d.Thẩm định mức cho vay:

 

Đối tượng

Giới hạn so với vốn tự có

1.Cho vay

- Một khách hàng

- Nhóm khách hàng

 

15%

50%

2.Bảo lãnh

- Một khách hàng

- Nhóm khách hàng

 

25%

60%

3.Cho thuê tài chính

- Một khách hàng

- Nhóm khách hàng

 

30%

80%

4.Đối tượng bị hạn chế cho vay

5%

 

e.Hạn chế cho vay:

Theo quy định các đối tượng sau thuộc diện hạn chế cho vay:

Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Ngân hàng cho vay.

Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại ngân hàng cho vay.

Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay.

Các cổ đông lớn của Ngân hàng.

DN có một trong những đối tượng thuộc diện cấm cho vay mà đối tượn này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó.

f.Cấm cho vay:

Theo quy định các đối tượng sau thuộc diện mà Ngân hàng cấm cho vay:

Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng.

Người thẩm định xét duyệt cho vay.

Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).

g.Thẩm định khả năng tài chính:

Thẩm định độ tin cậy của các báo cáo tài chính xem các tài sản có được định giá chính xác không? Mức độ của vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh có đúng không?...Phân tích các tỷ số tài chính để đo lường đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá hiện trạng tài chính và xu hướng tài chính của doanh nghiệp để xem xét khả năng trả nợ của DN.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay vốn.Đối với khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm rằng họ sẽ trả được nợ khi đến hạn.Đối với ngân hàng khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên do nhiều lý do bản thân khách hàng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình, vì thế cần phải thẩm định khả năng tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trên các báo cáo tài chính mà khách hàng đã nộp cho ngân hàng.

h.Thẩm đinh khả năng trả nợ:

Mặc dù đã thẩm định khả năng tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tuy nhiên với cách này chỉ phân tích được các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ và hiện tại, trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai. Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Do đó thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được xem xét trong cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động vì vậy cần đánh giá chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh để đánh giá khả năng thu hồi vốn khi cho vay. Còn đối với dự án đầu tư thì được xem xét trong cho vay trung và dài hạn, cần thẩm định để thấy được khả năng thu hồi vốn của dự án.

i.Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay:

Tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu nợ thứ 2 của các tổ chức tín dụng khi nguồn thu nợ chính gặp rủi ro. Khách hàng có thể đảm bảo bằng tài sản thế chấp, đảm bảo bằng tài sản cầm cố, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ 3. Tất cả tài sản có giá trị đều có thể được dùng để đảm bảo tiền vay, tuy nhiên để việc đảm bảo thực sự có hiệu quả thì đòi hỏi:

Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ.

Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.

Do đó việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay chính xác, trung thực, thõa mãn các điều kiện trên thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao, nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay không thể giúp được gì thêm cho khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

k.Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng:

Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay của các NHTM, vì thế để đảm bảo an toàn cho các khoản vay NHTM đã tiến hành thẩm định trước khi cho vay, tuy nhiên việc thu hồi nợ vay và lãi lại xảy ra sau khi cấp tín dụng. Do đó thẩm định tín dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi chăng nữa cũng khó tránh khỏi sai sót. Không ai có thể đảm bảo chắc rằng việc thu hồi nợ vay diễn ra suôn sẻ một cách tuyệt đối mà không gặp khó khăn gì cho đến khi khoản vay được hoàn trả đầy đủ.Vì vậy việc ước lượng và có các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng có thể giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. Để làm được điều này ngân hàng cần phải sử dụng các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng./.

Nguyễn Thị Minh Hà