IMF THÚC ĐẨY DỰ BÁO VỀ TĂNG TRƯỞNG TOÀN CẦU
Tháng tư là tháng mà Qũy Tiền Tệ Thế Giới(IMF) hay đưa ra những dự đoán của mình về tăng trưởng kinh tế Toàn cầu.Và tại Washington, các dự báo chần chừ từ IMF thường tỏ ra khá thận trọng. Vào ngày 18/4, Quỹ tiết lộ Triển vọng Kinh tế Thế giới nửa năm (WEO), nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2017 lên 3,5%.
Dự báo tăng trưởng cho thế giới dường như không có sự thay đổi so với dự đoán đầu năm. Sự lạc quanvề tình hình kinh tếToàn cầu của IMF dựa trên hy vọng tăng trưởng mạnh mẽ từ các nước giàu có. Quỹ này đã đưa ra một quan điểm lạc quan về nền kinh tế Mỹ, cho thấy cả sự tự tin của người tiêu dùng và kế hoạch của Tổng thống Donald Trump về chi tiêu của chính phủ nhiều hơn. Tại Anh, IMF dự báo GDP sẽ tăng 2,0% vào năm 2017, so với dự đoán trước đó là 1,5% (tháng 1/2017) và 1,1% (tháng 10/2016). IMF cũng đã đưa ra dự báo cho Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
Những chuyên gia nhận định chỉ ra rằng dự báo của IMF đã chưa thật sự hoàn hảo. Tuy nhiên, một số sai sót từ nhận định của IMF chưa quá tồi tệ. Vào mùa xuân năm 1990, IMF dự đoán rằng nền kinh tế của Kuwait sẽ tăng trưởng 0.8% trong năm đó. Nhưng sự thật làgiảm 26%. Mô hình dự báo của IMF đã không phù hợp đối với Iraq. Nhưng các sai sót khác ít được giải thích một cách dễ dàng: giữa năm 1990 và năm 2007. Các dự báo của IMF thường đánh giá thấp sự tăng trưởng toàn cầu trong 13 lần trong suốt 18 năm qua, và phần lớn bởi vì nó không thể tiên đoán sự gia tăng ngoạn mục của nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, IMF đã phải xem xét lại các dự báo theo thời gian mỗi năm từ năm 2010. Các dự báo mùa xuân của quỹ trong năm tới đã trở nên quá lạc quan trong ba năm qua.
Christine Lagarde, Tổng giám đốc của IMF gần đây thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế trong 6 năm qua là "đáng thất vọng", nhưng vẫn giữ vững niềm tin của mình rằng nền kinh tế thế giới đang quay lại. Do đó, sự điều chỉnh tích cực đối với dự báo GDP toàn cầu của IMF, mặc dù tỷ lệ dự đoán đúng chỉ là 10%.
Nền kinh tế toàn cầu có thể vẫn khó khăn vì một số lý do. Bà Lagarde lo lắng rằng những nước giàu có sẽ phải chịu đựng "vết thương tự gây ra" từ những lựa chọn chính sách chưa phù hơph, đặc biệt là về thương mại và những bất ổn về chính trị. Chỉ vài giờ trước khi IMF thông tin về triển vọng kinh tế Toàn cầuthì đã nhận được nhữngtin tức đáng ngạc nhiên về một cuộc bầu cử sắp xảy ra ở Anh. Những người chưa biết cũng chẳng giúp gì được. Ví dụ, các chính sách tài chính của ông Trump không nằm trong kế hoạch vững chắc. Maurice Obstfeld, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, gọi đó là "một công việc đang tiến triển".
( Nguồn dịch: http://www.economist.com/news/finance-and-economics/21721205-recent-years-funds-forecasts-have-proved-over-optimistic-imf-nudges-up )
ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD