HỌC CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA CÁC SHARK TANK
“Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ” là một cơn gió mới với các startup Việt Nam. Đây là chương trình truyền hình thực tế đầu tiên về đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam, với ban giám khảo (gọi là các shark) là các nhà đầu tư, doanh nhân lớn trên thương trường (13 shark), dưới đây là các shark thường xuất hiện:
· Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Sunhouse
· Shark Trần Anh Vương – Tổng giám đốc Công ty cổ phần SAM Holdings
· Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập Đoàn Thế Kỷ CEN GROUP
· Shark Thái Văn Linh – Giám đốc vận hành & chiến lược Quỹ đầu tư VinaCapital
· Và một số Shark khách mời
Không ít người xem bị hấp dẫn với màn đối đáp giữa các “cá mập” và người chơi. Với kinh nghiệm của mình, các Shark đánh giá dự án, chiến thuật đàm phán với lời đề nghị của doanh nghiệp đưa ra.
Học cách đàm phán từ Shart Tank
Một cách để cải thiện kỹ năng đàm phán là bạn hãy quan sát và phân tích một cuộc đàm phán nào đó. Thật may, chương tình Shark Tank là một ý tưởng tuyệt vời giúp bạn thực hiện việc này bằng cách:
Bước 1: Xem Shark Tank
Mỗi tập Shark Tank đều là các cuộc đàm phán, bạn chỉ cần xem nó và tự đặt câu hỏi:
· Quy trình một cuộc thương lượng điển hình trông thế nào? Các bước trao đổi giữa các Shark và người chơi là gì?
· Khoảng cách giữa mong đợi của các Shark và mong đợi của người chơi là bao xa?
· Điều gì giúp cho thương vụ thành công? hoặc thất bại?
· Sai lầm phổ biến nào người chơi thường mắc phải? Ví dụ, nhiều người đánh giá sai giá trị công ty, không rõ ràng các chỉ số tài chính…
Ví dụ: Bạn hãy xem quá trình đàm phán của 2 cô gái với các Shark về ý tưởng Tipsy Art:
Bước 2. Đánh giá từng đề nghị và xác định xem nó “tốt” hay “chưa tốt”
Mục tiêu của đàm phán là đạt được thỏa thuận “tốt” cho tất cả các bên.
Mỗi khi có ai đó đưa ra lời đề nghị (offer), hãy cân nhắc xem liệu nó “tốt” hay “chưa tốt”. Shark Tank sẽ bắt đầu với offer từ người chơi. Thường, một lời đề nghị đưa ra được coi là “tốt” cho một bên và “không tốt” cho bên khác – đó là lý do họ phải đàm phán.
Bất cứ lúc nào bạn có quan điểm, hãy diễn đạt lý do cho điều đó. Ví dụ:
· “Đó là một deal tồi với Shark, bởi vì…” hoặc
· “Đó là một lời đề nghị thực sự tốt cho người tham gia bởi vì…”
Thương vụ kêu gọi đầu tư từ tiến sĩ công nghệ hàng không Nguyễn Văn Phong trong tập 5 của Shark Tank Việt Nam có lẽ là một trong những thương vụ tuy không thành công nhưng lại gây shock nhất. Bạn có thể tìm hiểu xem nhận định của nhà tiễn sĩ này với offer từ Shark Phú và tại sao anh lại từ chối ? Liệu đó có phải là một lời đề nghị “chưa tốt”?
Bước 3: Chọn một bên và dự đoán offer tiếp theo của họ
Càng xem nhiều tập Shark Tank, bạn sẽ càng nhận ra mỗi Shark có một cấu trúc đàm phán ưa thích. Khi đã nhận ra cách tiếp nhận của các Shark, bạn hãy bắt đầu dự đoán các loại thương vụ mà họ theo đuổi và thậm chí chi tiết lời đề nghị họ sẽ đưa ra là gì?
Đặt mình vào vị trí người tham gia, nghĩ xem bạn sẽ phản hồi offer các Shark thế nào.
· Bạn có từ chối?
· Bạn có dành thời gian lắng nghe lời đề nghị khác?
· Bạn có phản đối lời đề nghị? Nếu có, sự phản đối của bạn là gì?
Bước 4. Dự đoán mỗi Shark sẽ cảm thấy như thế nào với offer và deal của Shark khác?
Việc này đòi hỏi sự hiếu biết của bạn về cách suy nghĩ của các Shark. Bạn sẽ nhận ra các Shark cũng theo dõi quá đàm phán và cố gắng dự đoán lời đề nghị tiếp theo của Shark khác, cũng như người chơi để đánh giá các offer. Mục đích của họ là nghĩ cách để có thể đưa ra deal tốt hơn hay giá trị hơn hay không? Họ cũng thu thập thông tin và sử dụng lợi thế của mình trong cuộc đàm phán.
Cuối cùng, hãy xem nhiều tập Shark Tank hơn nữa và nhớ ứng dụng 4 bước nêu trên cho mỗi lần xem, bạn sẽ khám phá ra nhiều bài học thú vị và kỹ năng đàm phán của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện.
(Theo Phạm Thống Nhất)
Ngô Trần Xuất
Khoa Quản trị Kinh doanh