HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ
Những mô hình tồn kho được nghiên cứu đều dựa trên 2 giả định:
1) Các nhu cầu của bất kỳ loại hàng tồn kho nào cũng đều độc lập với nhau.
2) Sự biến đổi của nhu cầu theo thời gian thì rất nhỏ, không đáng kể.
Tuy nhiên trong thực tế có nhiều loại hàng tồn kho có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Nhu cầu một loại hàng này phụ thuộc vào nhu cầu một loại hàng khác.
Ví dụ 1: Tại xí nghiệp sản xuất ô tô việc dự trữ tồn kho các bộ phận cấu tạo nên tô tô như lốp xe, bộ phận tản nhiệt… phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu sản xuất ô tô hoàn chỉnh và các sản phẩm khác cũng có mối quan hệ phụ thuộc đó.
Do đó mỗi khi nhà quản trị sản xuất tiến hành dự báo về sản phẩm cuối cùng họ phải đồng thời xác định sản lượng cần thiết của các bộ phận cấu thành, các bộ phận cấu thành là những mặt hàng phụ thuộc.
Phương pháp xác định nhu cầu các mặt hàng phụ thuộc trong môi trường sản xuất được gọi là “phương pháp hoạch định nhu cầu vật tư”. Trong môi trường phân phối được gọi là phương pháp hoạch định các nguồn lực phân phối.
Để sử dụng có hiệu quả các mô hình tồn kho phụ thuộc quản trị gia về sản xuất và điều hành cần nắm vững các yêu cầu sau đây:
Yêu cầu 1: Thông thạo và nắm vững lịch tiến độ sản xuất
Lịch tiến độ sản xuất sẽ khẳng định:
Những loại sản phẩm gì được chế tạo?
Khi nào được chế tạo
Lịch tiến độ sản xuất phải phù hợp với kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch sản xuất sẽ thiết lập những mục tiêu tổng quát của yếu tố đầu vào:
- Các loại sản phẩm
- Tiêu chuẩn thời gian
- Giá trị từng loại sản phẩm
Mai Thị Hồng Nhung