0236.3650403 (221)

HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ


ĐỖ VĂN TÍNH

Luật thanh niên của Việt Nam có ghi rõ Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Thanh niên được xem là lực lượng đi đầu trong mọi lĩnh vực bảo vệ và phát triển đất nước từ kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, bảo vệ an ninh trật tự xã hội ... Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò nòng cốt của thanh niên Việt Nam “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là tinh thần tự hào dân tộc, sẵn sàng vượt qua những thử thách khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tinh thần xung kích, tình nguyện, dám nghĩ, dám làm... Ngày nay, thanh niên đang là lực lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước, thanh niên được trang bị học vấn cao với trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.

Thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trảiquacác giai đoạn lịch sử, các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn phát huy truyền thống của dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Thanh niên và các phong trào của Thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

-Phong trào xung kích phát triển kinh tế - xã hội

-Phong trào xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ

-Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm

- Phong trào hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

-Hỗ trợ thanh niên yếu thế, thanh niên sau cai nghiện phát triển kinh tế

Nội dung các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế của thanh niên.

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ và đoàn viên, thanh niên về phát triển kinh tế

2.Tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

3.Công tác quản lý, xây dựng và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên

4.Công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

5.Tổ chức các hoạt động lôi cuốn, cổ vũ đoàn viên, thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế

6.Tôn vinh, nhân rộng gương cá nhân, tập thể thanh niên điển hình tiên tiến tham gia phát triển kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế

Để đánh giá các hoạt động phát triển kinh tế cho thanh niên có nhiều tiêu chí để đánh giá. Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thể tập trung đánh giá vào các tiêu chí sau:

1.Số mô hình kinh tế mới mà thanh niên xây dựng. Tiêu chí này nhằm thể hiện sự sáng tạo, sự hỗ trợ giúp đỡ của các đơn vị, các tổ chức trong tỉnh nhằm tìm tòi, khuyến khích thanh niên xung phong vào các mô hình kinh tế mới.

2.Số lượng thanh niên có việc làm ổn định/tổng số thanh niên tại địa bàn. Chỉ tiêu này nhằm đo lường bằng con số cụ thể tỉ lệ có việc làm của thanh niên trên một địa bàn. Điều này giúp đánh giá so sánh mức độ hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên.

3.Hiệu quả kinh tế mà các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên mang lại. Có những mô hình kinh tế, doanh nghiệp của thanh niên đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các thanh niên khác. Chỉ tiêu này nhằm thể hiện hiệu quả kinh tế bao gồm giá trị kinh tế, mức độ lan truyền thông tin, sự giúp đỡ các đối tượng thanh thiếu niên khác trong cộng đồng.

Ngoài ra còn một số các tiêu chí khác như Quy mô lao động thanh niên có việc làm; tỷ lệ có việc làm theo nhóm tuổi; việc làm theo giới tính; việc làm theo khu vực kinh tế; ảnh hưởng của khu vực sống tới tỷ lệ có việc làm của thanh niên.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.   Chính Phủ (2011), Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

2.   Chính Phủ (2015), Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính Phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Qũy quốc gia về việc làm.

3.   TS. Phạm Đình Nghiệp (2004), “Chủ nghĩa Mác – Lênin: Bàn về thanh niên và công tác thanh niên”, NXB Thanh niên, Hà Nội.

4.   Quốc hội (2005), Luật thanh niên năm 2005.