0236.3650403 (221)

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng


Xếp hạng tín dụng (credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồntừtiếng Anh do JohnMoody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín dụng lần đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu gổm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt là Aaa đến C.

Xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay. Như vây, bản chất của xếp hạng tín dụng là một phương thức đo lường rủi ro tín dụng (Credit risk Measurement).

Đo lường rủi ro tín dụng là một thuật ngữ để chỉ việc xác định mức độ  rủi ro tín dụng của một người vay cụ thể thông qua việc xác định các biến số (hay còn gọi là các nhân tố) ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tín dụng.

Về lý thuyết, có nhiều phương pháp (mô hình) đo lường rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu. Chẳng hạn, các mô hình định tính (Qualitative Models) trong đo lường rủi ro tín dụng bao gồm các mô hình phổ biến 6Cs (Character; Capacity; Cash; Collateral; Condition; Control) hoặc mô hình PARSE; mô hình điểm số tín dụng (Credit Score Models). Trên thực tế, các hệ thống xếp hạng tín dụng ở Việt nam đều sử dụng hệ thống chấm điểm các tiêu chí, tức là về bản chất sử dụng mô hình điểm số tín dụng cho đo lường rủi ro tín dụng.

 Các mô hình điểm số tín dụng (Credit Score Models) có đặc điểm cơ bản là“sử dụng các đặc điểm quan sát được của người vay để tính ra một mức điểm biểu hiện được xác suất vỡ nợ của người vay hoặc để sắp xếp người vay thành các hạng với mức rủi ro vỡ nợ khác nhau”

Mai Xuân Bình – Khoa QTKD