0236.3650403 (221)

HỆ THỐNG SẢN XUẤT JUST IN TIME


Hệ thống quản lý hàng tồn kho “Just In Time” được phát triển bởi công ty Toyota Nhật Bản vào những năm 1990, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quản lý hàng tồn kho trong các nhà máy sản xuất. Mô hình này thực sự đã tỏ ra rất hiệu quả đối với không chỉ riêng mình công ty Toyota mà còn cả đối với các nhà máy sản xuất lớn trên thế giới.

          Để tìm hiểu Just In Time trong hệ thống sản xuất của Toyota, trước hết cần phân biệt được 2 khái niệm sản xuất truyền thống là sản xuất tinh xảo (Craft) và sản xuất đại trà (mass)

+ Sản xuất tinh xảo thường sử dụng các công nhân cực kỳ lành nghề cùng với những công cụ đơn giản nhưng linh hoạt (đặc biệt trong các ngành nghề thủ công) để tạo ra từng sản phẩm theo ý khách hàng. Chất lượng của hình thức  sản xuất này có lẽ khỏi cần phải bàn , tuy nhiên giá thành dẫn đến giá bán rất cao là yếu tố làm thu hẹp thị trường. Cũng vì thế mà sản xuất đại trà đã ra đời, đánh dấu một bước phát triển trong sản xuất đầu thế kỷ 20.

+ Sản xuất đại trà : Sử dụng công nhân có tay nghề bậc trung vận hàng các máy công nghiệp đơn năng , tạo ra các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa với số lượng rất lớn. Vì giá trị máy móc cũng như chi phí tái thiết kế rất đắt tiền nên nhà sản xuất đại trà luôn cố gắng giữ các tiêu chuẩn thiết kế sản phẩm càng lâu càng tốt. Kết quả là giá thành kéo theo giá bán giảm. Tuy nhiên tác phong công nghiệp làm cho công nhân nhàm chán và mất động lực làm việc.

Công ty Toyota đã kết hợp 2 phương thức sản xuất tinh xảo và đại trà, loại bỏ các yếu điểm về giá thành và sự chặt chẽ công nghiệp, cho ra đời một phương thức sản xuất mới với đội ngũ công nhân có tay nghề cao được trang bị hệ thống máy móc linh hoạt , đa năng, có khả năng sản xuất với nhiều mức công suất. Phương thức này được đánh giá là sử dụng ít nhân lực hơn , ít diện tích hơn , tạo ra ít phế phẩm hơn và sản xuất được nhiều loại sản phẩm hơn hình thức sản xuất đại trà.

          Hệ thống quản lý hàng tồn kho là một phần của quá trình quản lý sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động  và chi phí sản xuất bằng cách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả, gây lãng phí. Nghĩa là doanh nghiệp chỉ sản xuất một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn tiếp theo cần đến . Các nguồn nguyên vật liệu và hàng hóa cần thiết trong quá trình sản xuất và phân phối được dự báo và lên kế hoạch chi tiết sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay sau khi quy trình hiện thời chấm dứt.

          Hệ thống quản lý hàng tồn kho được dựa trên ý tưởng là thay vì tốn chi phí chi việc dự trữ hàng hóa thì các nhà sản xuất có thể cung cấp chính xác số lượng cần thiết vào chính xác kể cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao.

          “Just In Time” nhằm mục đích giảm đi chi phí không cần thiết giữa các công đoạn.  Trong các giai đoạn sản xuất, nguyên liệu được đáp ứng đầy đủ và chính xác vào lúc cần thiết, không có tình trạng tồn trữ  và thiếu hụt nguyên vật liệu . Mỗi công đoạn sản xuất sẽ sản xuất ra số lượng cần thiết và hệ thống chỉ sản xuất ra các sản phẩm mà khách hàng muốn. Qua đó không có hạng mục nào sản xuất ra thành phẩm mà không có đầu ra, phải tồn kho và không có nhân công, thiết bị nào phải chờ đợi vì không có nguyên vật liệu để sản xuất.

          Nói cách khác, Just In Time là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.

          Các dây chuyền lắp ráp của hang Ford đã áp dụng JIT từ những năm 30. Cần nói thêm rằng Ford là người đi đầu trong việc áp dụng các dây chuyền sản xuất . Tuy nhiên, phải đến năm 1970, quy trình sản xuất theo mô hình JIT mới được hoàn thiện và được Toyota Motor áp dụng. Trong  công cuộc công nghiệp hóa sau đại chiến thế giới thứ 2, nước Nhật thực hiện chiến lược nhập khẩu công nghệ nhằm tránh gánh nặng chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R &D) và tập trung vào việc cải thiện quy trình sản xuất (Kaizen). Mục tiêu của chiến lược này là nâng cao chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Eiji Toyoda và Taiichi Ohno của Toyota Motor đã phát triển một hệ thống sản xuất mới , mà ngày nay được gọi là hệ thống sản xuất Toyota. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng , nước Nhật có được ngày hôm nay xuất phát từ nền tảng sản xuất dựa trên hệ thống tuyệt vời đó.

          Nền tảng của hệ thống sản xuất Toyota  dựa trên khả năng duy trì liên tục dòng sản phẩm trong các nhà máy nhằm thích ứng linh hoạt với các thay đổi của thị trường, chính là khái niệm JIT sau này.

Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung