HAI PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
1. Định giá cộng thêm:
Theo phương pháp này, tính chi phí làm ra sản phẩm hay dịch vụ và cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận biên để được giá bán. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Phương pháp này sẽ đưa ra một giá bán có tính cạnh tranh trong vùng. Nếu không, chi phí của doanh nghiệp sẽ cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh, nghĩa là giá của doanh nghiệp cao quá.
Nắm được các chi phí của bạn.
Trong một công việc kinh doanh mới, ước tính chi phí không dễ dàng. Cách tốt nhất là xem xét một công việc kinh doanh tương tự xem nó bao gồm những loại chi phí nào. Sau đây là các thí dụ thông thường về chi phí:
Ø Nguyên vật liệu
Ø Lương và các trợ cấp khác cho nhân viên
Ø Văn phòng phẩm và cước phí bưu điện
Ø Quảng cáo
Ø Tiền thuê nhà xưởng, trang thiết bị ….
Ø Dịch vụ pháp luật và kế toán
Ø Chi phí điện, nước, ga ….
Ø Nhiên liệu
Ø Bảo trì
Ø Khấu hao
Ø Phí ngân hàng
Ø Điện thoại
Ø Bảo hiểm
Ø Giấy phép kinh doanh
Mọi hoạt động kinh doanh đều có hai loại chi phí. Có những chi phí không thay đổi, gồm tiền thuê nhà, bảo hiểm và giấy phép kinh doanh, được gọi là chi phí cố định. Những chi phí khác mà sẽ tăng khi khối lượng hàng bán hay hay sản lượng tăng như chi phí về nguyên vật liệu, được gọi là chi phí biến đổi.
Đối với một nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chi phí biên đổi gồm chi phí làm ra sản phẩm hay dịch vụ. Thí dụ, một người làm bánh nướng phải mua nguyên vật liệu như bột, men và sữa để làm bánh. Một người bán lẻ phải mua hàng hoá để bán lại. Một chủ cửa hàng phải mua hàng hoá để dự trữ như gạo, bánh quy .v..v..
Khi ước tính chi phí, bạn phải cẩn thận tính đến cả hai loại chi phí biến đổi và cố định. Chi phí nguyên vật liệu luôn là chi phí biến đổi. Tuy nhiên nếu có các chi phí biến đổi khác, bạn phải hiểu được các chi phí này biến đổi ra sao khi lượng hàng bán ra tăng.
Khấu hao – một loại chi phí đặc biệt.
Khấu hao là sự giảm giá trị các tài sản như trang thiết bị, công cụ và phương tiện di chuyển. Đó không phải là khoản chi phí bằng tiền nhưng vẫn là một chi phí.
Bạn chỉ cần tính giá trị hao mòn của các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn. Trong hầu hết các doanh nghiệp nhỏ có rất ít tài sản được tính khấu hao..
2. Định giá cạnh tranh.
Có một cách khác để xác định giá. Hãy tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh và làm thế nào để giá của bạn có khả năng cạnh tranh vói giá của họ. Nếu bạn định giá cao hơn đối thủ cạnh tranh, bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể làm tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thực tế, hãy sử dụng cả hai phương pháp định giá theo chi phí và định giá cạnh tranh. Bạn cần xác định đúng chi phí cho sản phẩm của mình. Đảm bảo giá của bạn phải đủ trang trải chi phí. Luôn tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh để biết giá của mình có tính cạnh tranh hay không. Đảm bảo so sánh cùng một loại giá. Thí dụ, không được so sánh giá bán của nhà sản xuất với giá bán của cửa hàng bán lẻ.
Một khó khăn trong việc dự đoán là phản ứng của các đối thủ cạnh tranh đối với những doanh nghiệp mới. Đôi khi, các đối thủ sẽ phản ứng mạnh mẽ với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Họ có thể giảm giá và gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới được hình thành. Doanh nghiệp mới thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro bất ổn cho dù việc lập kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Trương Hoàng Hoa Duyên