Đối tượng và phạm vi của hoạt động bảo hiểm thân tàu
Như chúng ta đã biết, tàu thủy là một kết cấu nổi, tự hành hoặc không tự hành (có hoặc không có động cơ), chuyên dùng để hoạt động trên biển, sông, hồ và các vùng nước liên quan. Có thể kể đến một số loại tàu thông dụng như: Tàu khách, tàu hàng, tàu đánh bắt thuỷ hải sản, tàu có công dụng đặc biệt… Đáng báo động là hàng năm có khoảng 7000 vụ tai nạn tàu biển làm thiệt hại hàng tỷ USD.
Để giúp chủ tàu ổn định kinh tế khi gặp rủi ro, tạo điều kiện khôi phục hoạt động, tăng nguồn thu ngân sách, hoạt động bảo hiểm thân tàu ra đời. Năm 1888, luật bảo hiểm thân tàu thủy đầu tiên được ban hành ra đời ở Luân Đôn (ITC).
Đối tượng bảo hiểm của hoạt động này bao gồm:
· Các loại phương tiện tự hành hoặc không tự hành dùng để chuyên chở hàng hóa, hành khách, nguyên nhiên liệu hoặc dùng để lai dắt hoạt động ở vùng sông ngòi Việt Nam.
· Toàn bộ con tàu: vỏ tàu, máy tàu và trang thiết bị liên quan.
Về phạm vi bảo hiểm:
· Là những rủi ro, tổn thất được bảo hiểm làm căn cứ xét bồi thường
Phạm vi bảo hiểm thân tàu sông là tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận xảy ra đối với thân tàu thuyền do những rủi ro được bảo hiểm gây ra, ví dụ như: đâm va, mắc cạn, cháy nổ, mất tích, động đất, núi lửa, ẩn tỳ của máy móc, sơ suất của thuyền viên, …
Th.S Mai Xuân Bình – Khoa QTKD