0236.3650403 (221)

Doanh nghiệp nhà nước và thách thức cải tổ


Chính phủ Việt Nam tuyên bố đến tháng 6 này sẽ đưa ra một lộ trình để tái cơ cấu những doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất nhằm mục tiêu thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 13 năm vào năm 2012. Những thay đổi được đề xuất bao gồm thay đổi nội dung trong Hiến pháp nhằm giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, quy mô và ảnh hưởng của các doanh nghiệp nhà nước đã cản trở những nỗ lực trước đó nhằm đưa các công ty này phát triển theo quy luật thị trường.

Trước đây, Việt Nam đã nhiều lần đặt ra thời hạn để cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh và rồi bỏ lỡ. Nhưng lần này, yêu cầu cải tổ đã trở nên cấp thiết hơn. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 cũng như việc Việt Nam đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) buộc Việt Nam phải mở cửa để cạnh tranh. Bên cạnh đó, 89 triệu người dân Việt Nam cũng đang kỳ vọng sự cải thiện mức sống hơn nữa sau hai thập kỷ nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 7% mỗi năm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt đề án tổng thế tái cấu trúc nền kinh tế và đẩy nhanh tốc độ bán cổ phần trong các doanh nghiệp quốc doanh từ nay đến cuối năm 2020. Ngân hàng Nhà nước vừa tuyên bố, đến năm 2015, Chính phủ sẽ thành lập một ủy ban để cải tổ hệ thống ngân hàng, đồng thời đưa ra những biện pháp mới để giám sát các ngân hàng thương mại yếu kém. Chính phủ dự kiến sẽ bán toàn bộ cổ phần tại các bộ phận không phải là chủ chốt trong các doanh nghiệp quốc doanh, nhưng sẽ duy trì cổ phần chính trong hầu hết các doanh nghiệp này.

Các kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế quốc doanh của Việt Nam có từ những năm 1990. Tháng 1/2011,  Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cam kết thúc đẩy việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Đầu năm nay, Thủ tướng lại thúc giục đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu.

Cách đây một năm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tuyên bố, Chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ bán cổ phần trong các doanh nghiệp quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp lớn. Cùng ngày, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nói 6 tháng sau sẽ tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Nhưng đến nay, Vinatex vẫn chưa IPO. Nhà mạng MobiFone cũng chưa IPO, cho dù đã nói về kế hoạch này từ năm 2007.

Một dự thảo nghị định đã được đưa ra nhằm tăng cường tính minh bạch, trong đó yêu cầu các công ty nhà nước công bố thông tin nhiều hơn, chẳng hạn danh sách dự án, các khoản vay ngân hàng, lương nhân viên và tổng mức nợ. Tổng giám đốc của các doanh nghiệp này cũng có thể bị sa thải nếu công ty làm ăn thua lỗ hai năm liên tiếp.

Tuy nhiên, việc cho phép cạnh tranh bình đẳng được cho là sẽ đe dọa nguồn thu của các doanh nghiệp quốc doanh và giảm khả năng kiểm soát của Chính phủ đối với lạm phát thông qua cơ chế giá đối với một số mặt hàng như than.

Vấn đề tại các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam đã nổi lên vào năm 2010 khi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) mất khả năng thanh toán khoản nợ quốc tế 600 triệu USD. Năm 2012, 8 cựu lãnh đạo Vinashin đã ra hầu tòa và lĩnh án tù vì những sai lầm trong quản lý kinh tế.

Đến nay, Việt Nam đã đạt được một số thành công trong việc tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh, trong đó phải kể tới trường hợp công ty sữa Vinamilk.

Đến nay, Việt Nam đã đạt được một số thành công trong việc tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh, trong đó phải kể tới trường hợp công ty sữa Vinamilk. Năm 2003, công ty thành lập năm 1976 này đã bán cổ phần cho các nhà đầu tư và hiện đang là công ty niêm yết lớn thứ nhì tại sàn chứng khoán Tp.HCM. Chính phủ hiện vẫn nắm cổ phần 45% trong công ty này.

Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung