0236.3650403 (221)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONGĐẠI DỊCHCOVID-19


ĐỖ VĂN TÍNH

Tác động của dịch Covid-19 đối với du lịch Việt Nam có thể thấy khi dịch xảy ra, lệnh cấm và hạn chế đi lại đã được áp dụng cho tất cả các điểm du lịch. Các hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và giao thông hầu hết bị hoãn lại do lệnh đóng cửa trên toàn quốc. Ngoài ra, ngành Hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi hàng loạt các chuyến bay nội địa và quốc tế đến và đi từ Việt Nam đều bị hủy. Lượng khách quốc tế chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng 3 hầu như không có khách. Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh và Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn khiến không ít nhân viên ngành Du lịch mất việc làm giảm, thậm chí không có thu nhập… Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm mạnh chỉ đạt gần 450.000 lượt khách, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2. Tổng lượt khách của cả quý I/2020 đạt 3,7 triệu lượt khách, giảm hơn 18% so cùng kỳ; Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong kỳ ước đạt 126.200 tỷ đồng, tương đương 10% tổng doanh thu hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước, giảm 9,6% so với quý I/2019; Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2020 ước đạt 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8%.

 

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tạithành phố Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp buộc phải dùng đến phương án chuyển đổi mô hình kinh doanh hay cắt giảm nhân sự, giảm giờ làm, không có nguồn thu. Đặc biệt, với điểm mạnh về khai thác du lịch, ngành dịch vụ, du lịch của Đà Nẵng đang rơi vào cảnhbế tắt...Cụthể là khó khăn chồng lấy khó khăn của các doanh nghiệp và gần 40.000 lao động đang trong tình trạng thất nghiệp.Nhiều khách sạn lớn không thể gồng mình nổi qua giai đoạn khó khăn này với các khoản nợ ngân hàng đã đến hạn, phải quay lưng với ước mơ và đối điện thực tế để rao bán “đứa con” tinh thần của mình trên các diễn đàn mạng xã hội. Một số ít khách sạn vẫn còn cầm cự được nhưng luôn trong tình trạng nếu để lâu không thể hoạt động cũng sẽ xuống cấp trầm trọng, khó vực dậy với chi phí bảo trì, sửa chữa lên đến con số khổng lồ sau khi được phép hoạt động trở lại. Hiện tại, có đến gần 10% đã giải thể, số còn lại tất cả đều đóng cửa, người lao động ngành du lịch nghỉ việc nên cuộc sống còn gặp không ítkhó khăn. Theo thống kê, tổng số lao động du lịch ngừng việc, nghỉ việc trên địa bàn thành phố tính đến hết tháng 5/2021 ước khoảng 31.874 người, chiếm 62,5% tổng số lao động du lịch.

(Nguồn: https://thesaigontimes.vn/)

ĐạidịchCovid-19 đã thay đổi về hành vi dẫn đến nhiều thay đổi nhu cầu của khách du lịch. Theo đó, khách du lịch có xu hướng chú trọng hơn tới các yếu tố an toàn sức khỏe, vệ sinh, bảo hiểm du lịch, tránh tiếp xúc đông người; nhu cầu đối với các kỳ nghỉ dưỡng cao cấp ở các không gian mở, biệt lập gia tăng; lựa chọn các điểm du lịch gần, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, kế hoạch đi du lịch được xây dựng sát với thời điểm chuyến đi và có thể thay đổi linh hoạt hơn trước. Thay vì ưu tiên về giá cả, khách hàng sẽ ưu tiên về an toàn và lựa chọn sản phẩm du lịch có chất lượng cao.

Nướctalà một quốc gia kiểm soát thành công dịch Covid-19 được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Đây là lợi thế để Việt Nam nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn.Để ngành Du lịch Tp. Đà Nẵng phát triển trong thời gian tới cần cósự hỗ trợ từ các chính sách vĩ mô như: Miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch như: Miễn thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch, giảm chi phí môi trường cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể, áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ…; Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của thị trường. Kếthợp với sự thay đổi nhãn quan của các doanh nghiệp như điều chỉnh lại cách hoạt động, nghiên cứu nhu cầu thị trường để có những sản phẩm du lịch phù hợp có chất lượng; tăng cường sự liên kết để tăng sức đề kháng và phát triển mạnh mẽ; liên kết với hàng không, vận tải, khách sạn, nhà hàng... để xây dựng những gói kích cầu du lịch, đưa du lịch hồi phục nhanh sau giai đoạn khủng hoảng; Tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm mới thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh; Các doanh nghiệp lữ hành, du lịch, khách sạn, các hãng hàng không bên cạnh việc thực hiện các chương trình kích cầu du lịch cần tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hiệp hội lữ hành Việt Nam: http://www.vista.net.vn/

[2] Sở du lịch Tp.Đà Nẵng: https://tourism.danang.gov.vn/

[3] Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng: https://danangfantasticity.com/

[4] Cục thống kê Đà Nẵng: https://cucthongke.danang.gov.vn/