ĐỂ ÔN THI TỐT CẦN ĐỐI XỬ VỚI BÔN NÃO NHƯ THẾ NÀO
Trương Hoàng Hoa Duyên - Khoa QTKD
Hãy quên quy tắc nhớ các chữ cái đầu đi!
Ghi nhớ theo cách này cũng là một gợi ý cho bạn, nhưng thật sự ghi nhớ kiểu này, bạn vẫn chưa nhớ được nội dung, thông tin mà bạn muốn ghi nhớ. Cách đơn giản hơn rất nhiều là bạn chỉ việc đưa thông tin vào vùng ghi nhớ của bạn, khởi động hoạt động lưu trữ và gợi lại trí nhớ.
Nhắc đi nhắc lại!
Đây chính là con đường giúp các tế bào thần kinh khỏe mạnh và bền vững. Bằng hoạt động ôn lại thông tin rất đơn giản, bạn đã thực hành được khả năng gợi nhớ được hết lần này đến lần khác. Đó chính là cách tốt nhất để củng cổ các kiến thức trong bộ nhớ của bạn.
Ứng dụng khoa học để giúp bạn gợi nhớ thông tin
Khoa học cho thấy thời điểm lý tưởng nhất để ôn lại những gì mình đã học là trước khi bạn sắp sửa bắt đầu quên. Bộ nhớ sẽ càng tốt hơn nếu bạn chịu khó tập luyện nó. Vậy tập luyện bằng cách nào? Bạn hãy tạo những khoảng chờ theo cấp số nhân cho những lần ôn lại thông tin - đầu tiên là vài phút, sau đó là vài giờ, một ngày, vài ngày. Kĩ thuật này gọi là ôn lại ngắt quãng.
Điều này cũng lý giải tại sao bạn quên mọi thứ một cách nhanh chóng chỉ sau một tuần nhồi nhét cho kì thi. Bởi vì đường cong thu hồi bộ nhớ bị đứt quãng, quá trình ghi nhớ bị đảo ngược, và vì vậy chỉ sau vài tuần, bạn quên hết sạch mọi thứ.
Nghỉ giải lao thường xuyên
Nghỉ giải lao rất quan trọng, nhằm giảm thiểu việc xao lãng của bộ nhớ. Khi vùng ghi nhớ buộc phải lưu trữ quá nhiều thông tin mới (và thường là tương tự nhau) trong một thời gian ngắn, những thông tin có thể bị lộn xộn với nhau và khó lưu nhớ.
Ví dụ điển hình nhất cho trường hợp này là khi bạn muốn nhớ một số điện thoại mới. Số điện thoại cũ của bạn đã cố thủ trong bộ nhớ của bạn. Khi đó việc ghi nhớ một số mới thật sự là ác mộng. Điều này còn tệ hơn nếu như số mới có những số giống với số cũ.
Vì vậy, hãy lên kế hoạch cho việc ôn lại kiến thức, cho việc nghỉ ngơi, trước khi bạn định nạp thêm những thông tin mới vào bộ nhớ.
Tránh xao lãng!
Tập trung chính là chìa khóa của ghi nhớ. Bằng cách tập trung vào việc gì đó, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn. Thật ra, vấn đề của hầu hết chúng ta khi ôn tập đó là chúng ta vận động não bộ rất ít. Tất cả những gì cần làm chỉ là tập trung hoàn toàn để có thể nắm vững thông tin trong lòng bàn tay.
Nghe nhạc trong lúc ôn tập sẽ khiến cho việc ghi nhớ trở nên khó khăn hơn. Bởi vì bất cứ âm thanh nào, kể cả để ở mức âm lượng nhỏ, cũng sẽ tự động chiếm hết dung lượng tập trung trong não bộ của bạn.
Giấc ngủ là yếu tố sống còn
Khoảng 1/3 cuộc đời của chúng ta là dành cho việc ngủ và giấc ngủ là yếu tốt quan trọng hơn bao giờ hết trong suốt thời gian ôn tập. Giấc ngủ giữ vai trò chủ đạo trong việc củng cố bộ nhớ- nhất là khi não bộ sao lưu các thông tin ngắn hạn và tạo lập bộ nhớ lâu dài. Qúa trình này xảy ra trong suốt thời gian ngủ sâu, khi các tế bào thần kinh trong vùng ghi nhớ thông qua mô hình vận động chuyển tới một bộ phận khác của não bộ gọi là tân vỏ não, phần mà chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và thực hiện các mệnh lệnh vận động.
Nghiên cứu gần đây trên tờ Nature Neuroscience đã làm sáng tỏ về việc làm thế nào mà kí ức được gợi lại, và những thông tin không liên quan được bỏ đi trong suốt quá trình này. Điều này mang đến kết quả là những thông tin quan trọng mà ta đã dày công tập luyện để ghi nhớ, sẽ dễ dàng được ghi nhớ.
Làm chủ cảm xúc của bạn
Chúng ta nhớ sự kiện gây cảm xúc tốt hơn các sự kiện khác rất nhiều, đặc biệt là trong trường hợp cảm xúc theo chiều hướng tích cực. Không phải lúc nào mình cũng có cảm xúc tốt khi ôn tập, nhưng nếu bạn có thể kết hợp một sự kiện cụ thể với thị giác, thính giác hoặc kinh nghiệm cảm xúc từ quá khứ, bạn sẽ tạo ra được cách dễ dàng hơn để ghi nhớ nó.
Cố gắng giảm thiểu lo lắng, bởi vì sự lo lắng sẽ chiếm hết khả năng làm việc của não bộ, và nó chỉ chừa lại một ít dung lượng cho việc xử lý và mã hóa các thông tin mới.