0236.3650403 (221)

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SAO KHÔNG NHƯ MONG ĐỢI ? (PHẦN 1)


1.                  Chẳng ai chịu trách nhiệm

Mọi nhân viên thường không phải chịu trách nhiệm cho việc phải sử dụng những gì họ đã học được sau khoá học hay sau khi tham dụ hội thảo phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Một số người coi việc đi đào tạo như là một trò chơi. Vì vậy, mọi người ít khi coi đào tạo đúng như bản chất của nó – là một phần trong chiến lược kinh doanh – và có trách nhiệm trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.                  Đào tạo không có liên quan gì tới mục tiêu chiến lược của tổ chức

Đây là sai lầm của nhiều doanh nghiệp khi cử nhân viên đi đào tạo hoặc tổ chức các khoá đào tạo. Nguyên do là các tổ chức thường coi đào tạo mới giống như là một số người thử chế độ ăn mới. Nhiều chính sách kinh doanh mới (kèm các chủ đề đào tạo mới “nóng hổi”) được phát hành và các nhà quản lý thấy cần cho nhân viên học, đọc nhưng chẳng để ý tới chiến lược và mục đích của doanh nghiệp. Do vậy, sau khi được đào tạo, nhân viên không có cơ hội đem các kiến thức mới hoặc được áp dụng vào công việc thực tế. Trong hoàn cảnh như vậy, công ty đang lãng phí thời gian, tiền của và gây khó hiểu cho phần lớn nhân viên. Tuy nhiên, có thể điều mất mát lớn nhất chính là nguy cơ bị nhạo báng và làm giảm uy tín của lãnh đạo.

3.                  Quá tải

Rất nhiều nhà lãnh đạo coi đào tạo như là một sự tiêu phí thời gian đắt đỏ, do vậy họ cho phép nhân viên đi học nhưng vẫn không quên giao nhiệm vụ cho nhân viên đó. Kết quả là khi nhân viên tham gia các lớp học, họ vẫn tiếp tục nghĩ đến các công việc đang dồn đống lên ở văn phòng. Mọi người không bằng lòng với việc phải có mặt trong khoá đào tạo vì họ không hiểu tại sao mình lại phải đến đó và họ biết rằng, họ phải làm việc cật lực hơn khi quay trở về với công việc để có thể theo đuổi kịp. Trong hoàn cảnh này, những người tham gia khoá học sẽ hoài nghi hơn khi họ trở về văn phòng với rất ít (nếu như có) kỹ năng mới.

Sái Thị Lệ Thủy - Khoa QTKD