0236.3650403 (221)

Đặc trưng và các hình thức của bảo đảm tín dụng bằng tài sản


Đặc trưng và các hình thức của bảo đảm tín dụng bằng tài sản

1.Các đặc trưng ca bo đảm tín dng bng tài sn

- Giá trị của bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: Bảo đảm tín dụng không chỉ là nguồn thu nợ  của ngân hàng mà còn có ý nghĩa thúc dục người đi vay phảI trảnợ, nếu không họ sẽ mất tài sản, nhưng nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được đảm bảo, người vay dễ có động cơ không trả nợ. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm: vốn gốc, lãi, lãi quá hạn và các chi phí liên quan khác.

     - Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng vay vốn hoặc của người bảo lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải có đủ các cơ sở pháp lý để ngân hàng được quyền ưu tiên xử lý tài sản để thu nợ khi người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đó là cơ sở để người cho vay có quyền xửl ý tài sản bảo đảm để thu nợ(nếu có rủi ro xảy ra).

     - Tài sản phải có khả năng bán được(có sẵn thị trường tiêu thụ).Mức độ thanh khoản của tài sản có mối quan hệ tỷ lệt huận với lợi ích của ngân hàng cho vay

2. Các hình thc bo đảm tín dng thông dng: Thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đảm bảo bằng TS hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng tiền gởi lưu ký.

a.Hình thức thế chấp

     Thế chấp là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn thu nợ thứ nhất bị mất. Có các loại thế chấp:

- Căn cứ theo tính chất pháp lý:

     + Thế chấp pháp lý: là phương thức thế chấp mà khách hàng lập sẵn một giấy sang nhượng chủ quyền để khi không có tiền trả nợ, ngân hàng có quyền bán hay quản lý tài sản đó.

     + Thế chấp công bằng: ngân hàng chỉ giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho khoản vay. Do đó ngân hàng muốn phát mãi tài sản phải chờ qua phán quyết của tòa án.

     - Căn cứ vào số lần thế chấp:

     + Thế chấp thứ nhất: Là tài sản đang thế chấp cho một món vay.

     + Thế  chấp thứ hai: tài sản đang thế chấp cho món nợ thứ nhất nhưng giá trị thế chấp còn thừa ra khách hàng đang thế chấp cho ngân hàng khác (hay ngân hàng đó) để vay thêm một món nợ nữa.

     *. Quy trình cho vay thếchp tài sn

     (1). Giám định tính chất pháp lý của tài sản thế chấp.

     (2). Định giá tài sản thế chấp.

     (3). Xác định số tiền cho vay tối đa so với giá trị tài sản thế chấp.

     (4). Hợp đồng thếchấp. Thủ tục thế chấp bao gồm hợp đồng thế chấp, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất). Hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng tín dụng. Đối với tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay, khi tài sản đưa vào sử dụng phải lập phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành vốn vay, trong đó mô tả đặc điểm và xác định giá trị tài sản. Hợp đồng thế chấp có chứng nhận của công chứng Nhà nước trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định phải thực hiện. Sau khi hợp đồng thế chấp được ký kết, các bên tham gia hợp đồng hoặc người được uỷ quyền có thể đăng ký với các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm (những tài sản bắt buộc phảI đăng ký giao dịch bảo đảm: tài sản quy định phải đăng ký quyền sởhữu theo luật, tài sản giao cho bên thế chấp hay người thứ ba nắm giữ.

     (5). Thời hạn thế chấp và giảI chấp. Thời hạn thếchấp tài sản không có thời hạn riêng mà phụ thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, có nghĩa là khi người vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp thì thời hạn thế chấp cũng chấp dứt. Về mặt thủ tục, khi thực hiện xong nghĩa vụ, ngân hàng sẽ trả lại giấy chứng nhận sở hữu tài sản thế chấp cho người vay và lập giấy xác nhận giải toả tài sản thế chấp gởi đến cơ quan có liên quan. Nếu không trả được nợ thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.

b. Hình thức cầm cố

     Cầm cố là việc người đi vay tiến hành chuyển giao tài sản (động sản) thuộc sở hữu của mình cho người cho vay cất giữ để làm vật bảo đảm cho số nợ vay trong thời gian nhất định. Trong nghiệp vụ cho vay cầm cố  gồm các bên: Bên cầm cố(Là các pháp nhân hay thể nhân khi vay vốn ngân hàng buộc phải có tài sản cầm cố). Bên nhận cầm cố(Là bên cho vay, có thể là ngân hàng thương mại, công ty tài chính hay hợp tác xã tín dụng). Có các loại cầm cố:

     (1) Cầm cố hàng hóa:  Là hình thức đảm bảo có ưu thế hơn đảm bảo bằng bất động sản bởi nó giúp ngân hàng dễ bán đểt hu nợ hơn khi khách hàng vay không trả được nợ. NgoàI ra, nó giúp khách hàng vay dự trữ vật tư hàng hoá đảm bảo ổn định sản xuất và đáp ứng yêu cầu thị trường. Điều kiện cầm cố hàng hoá là hàng hoá có giá trị ổn định, dễ tiêu thụ ở hiện tại và tương lai, và là hàng hoá được phép lưu thông và khách hàng được phép kinh doanh hàng hoá đó. Việc quản lý hàng hoá cầm cốt hường được thực hiện theo các cách sau:

     + Quản lý tại kho ngân hàng: Khách hàng chuyển giao tài sản cho ngân hàng, ngân hàng lập giấy biên nhận cho khách hàng và thực hiện quản lý, bảo quản hàng hoá không bị hư hại cho đến khi khách hàng trả xong nợ thì ngân hàng trả lại cho khách hàng. Cách này ít được áp dụng hiện nay.

     + Quản lý tại kho khách hàng: Hàng hoá cầm cố được lưu giữ ở một kho riêng của khách hàng và đặt dưới sự giám sát của ngân hàng. Ngân hàng ký với khách hàng 1 hợp đồng thuê kho và đăng ký hợp đồng này với cơ quan  Nhà nước. Ngân hàng là người duy nhất giữ chìa khoá, được phép ra vào kho và có bảng niêm phong kho mang tên ngân hàng.

     + Quản lý tại kho của bên thứ ba: Người thứ ba là người nhận ký thác đơn thuần hay người nhận ký gởi để bán hàng hoá hộ hay là người nhận gia công. trong trường hợp này, người thứ ba phảI có trách nhiệm bảo quản hàng hoá, tham gia vào việc ký kết hợp đồng cầm cố và cam kết chuyển giao hàng hoá khi có sự dồng ý của ngân hàng.

     Theo quy định của pháp luật, đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc cầm cố phải giao tài sản cho ngân hàng nên ngân hàng có thểl ập thủ tục thuê kho của bên thứ ba giống như trường hợp hai hoặc áp dụng phương thức cầm cố các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng ký thác, gia công

     (2) Cầm cố chứng khoán: Bên đi vay chuyển giao các chứng khoán cầm cố tại NH để nhận tiền vay. Khi đáo hạn khách hàng trả nợ và nhận lại chứng khoán. Các loại chứng khoán cầm cố như công trái , trái phiếu kho bạc, TPđô thị, TPcông ty, cổphiếu và các giấy nợ khác. Thông thường, trái phiếu nhà nước có tỷl ệcho vay cao hơn chứng khoán công ty vì mức rủi ro thấp.

     (3). Cầm cố các chứng chỉ tiền gửi: Chủyếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn (nếu cầm cố tiền gửi thanh toán thì tài khoản tiền gửi thanh toán sẽ bị phong tỏa). Đây là loại hình đảm bảo an toàn và ít tốn kém vì không cần phải định giá, việc xử lý thu hồi nợ đơn giản, chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản không đáng kể.

     (4). Cầm cố vàng, đá quý, ngọc quý...

(5). Bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu: Bên đi vay nhượng lại hợp đồng nhận thầu cho ngân hàng để được tài trợ vốn vì trong hợp đồng có cam kết trả tiền của bên nhận thầu. Các công ty có hợp đồng xây dựng hoặc cung cấp nếu thiếu vốn để thực hiện hợp đồng có thể nhượng lại hợp đồng đó cho ngân hàng để được tài trợ vốn.

c. Hình thức bảo lãnh   

     Trong trường hợp người đi vay không có tài sản cầm cố, thế chấp đòi hỏi phảI yêu cầu một bên thứba đứng ra bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra trong một số trường hợp, việc cầm cố, thế chấp tài sản đó không an toàn hay an toàn thấp, ngân hàng yêu cầu người đi vay phảI có bảo lãnh.  Bảo lãnh là việc một pháp nhân hay thểnhân đem tài sản, tiền bạc và uy tín của mình đểbảo đảm và cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụthay cho người đi vay nếu người đi vay không trảđược nợcho người cho vay khi đến hạn. Trong nghiệp vụ bảo lãnh gồm các bên sau:

     + Bên bảo lãnh: Là pháp nhân hoặc thểnhân theo yêu cầu của người đi vay sẽ đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm và nhận trách nhiệm thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng.

     + Bên được bảo lãnh: Là công ty, xí nghiệp, tổchức kinh tế hay cá nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không đủ năng lực tài chính và không có tài sản để bảo đảm cho khoản vốn vay.

     + Bên nhận bảo lãnh: Đó là người cho vay (ngân hàng thương mại, công ty tài chính).

Điều kiện đối với người bảo lãnh: Phải có đủ năng lực pháp lý và khảnăng trả nợ thay cho khách hàng, có đủ năng lực tài chính, uy tín hay tài sản dùng để bảo đảm nợ vay.

Trình txét duyt mt bo lãnh:

 Xem xét tư cách pháp nhân của người bảo lãnh: Người bảo lãnh phải đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực hành vi, người kí giấy có đủ khả năng tài chính đểt hực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?. Xem xét uy tín và khả năng tài chính của người bảo lãnh. Uy tín của người bảo lãnh thể hiện ở trách nhiệm và sự sòng phẳng trong thanh toán của người bảo lãnh trong suốt quá trình kinh doanh từtrước tới nay. Do đó trong bảo lãnh cần xem xét khả năng tài chính thực tế của người bảo lãnh và chỉ chấp nhận bảo lãnh cho những khoản vốn vay nhỏ hơn nhiều so với khảnăng tài chính của người bảo lãnh. Cần xem xét động cơ của người bảo lãnh nhằm lợi ích gì: núp bóng quốc doanh đểkinh doanh hay muốn mượn tay ngân hàng để bán tài sản bất hợp pháp?

Nguyễn Thị Minh Hà.