0236.3650403 (221)

CƠ SỞ HÌNH THÀNH DỰ ÁN


CƠ SỞ HÌNH THÀNH DỰ ÁN

 

Mục tiêu chương:

Trong phần này, cần xác định, phân tích và so sánh các giới hạn/định chế đến việc phát triển sản phẩm/ dự án tạo lập khuôn khổ tương đối và tuyệt đối cho các hoạt động thiết kế (và cả triển khai) về sau.

2.1. CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

Xác định có hay không có việc bắt buộc phải sử dụng một giải pháp kỹ thuật nào đó. Ví dụ dòng sản phẩm của IPhone phải chạy trên hệ điều hành IOS, dòng sản phẩm của sam sung trên hệ điều hành Android, định vị bằng GPS…

Xác định ưu nhược điểm của các giải pháp kỹ thuật này, và làm rõ những điểm ưu, nhược này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thiết kế sản phẩm/dự án tại thời điểm hiện tại và về sau.

Nếu sử dụng một giải pháp kỹ thuật hoàn toàn mới mà hiện tại các dòng sản phẩm tương tự chưa hề sử dụng, thì cũng cần xác định tương đối những giới hạn cho các giải pháp kỹ thuật mới này.

2.2. CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM

2.2.1 Các định chế/giới hạn về không gian hoạt động của sản phẩm:

Xác định môi trường hoạt động cho sản phẩm/dự án. Ví dụ sản phẩm hoạt động trong môi trường không khí, hay trong nước.. Hoặc trong văn phòng, trong thư viện, hay phải có sự tiếp xúc với con người…

2.2.1 Các định chế/giới hạn về thời gian hoạt động của sản phẩm

Xác định thời gian dự trù cho hoạt động của sản phẩm (ví dụ: để hoàn tất việc đánh trứng thì cần quay roto trong bao nhiêu giây ở tốc độ nào)

2.3. CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ THỜI GIAN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Cần xác định hạn chót cho các hoạt động khác nhau trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm/dự án, dựa trên 1 bảng excel với các cột sau: Thời hạn chót, tên công việc, các quá trình liên quan, các đối tượng liên quan, mô tả/ghi chú. Nếu có thể, vẽ biểu đồ gantt dự trù về thời hạn chót của các công việc.

2.4. CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ NGÂN SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Xác định tổng số tiền cho việc phát triển sản phẩm/dự án để tìm các yêu cầu hợp lý với mức chi cho sản phầm này. Ví dụ: không cần đi thu thập yêu cầu cho một chiếc xe hơi khi chỉ có đủ tiền để làm một xe máy.

Khi làm rõ các giới hạn/định chế về mặt tài chính, sẽ có thể xác định được là có nên tiếp tục dự án hiện tại hay không? Hay cần thêm những gì để bù đắp cho những thiếu hụt về ngân sách?

2.5. CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ NHÂN LỰC

Xác định các nhóm đối tượng liên quan đến quá trình phát triển sản phẩm/dự án. Ở góc độ quản lý, cần xác định sản phẩm hay dự án đang phát triển cần nhân lực với:

+ Những kỹ năng nào? Hiện đã có những kỹ năng nào?

+ Với số lượng bao nhiêu ở từng kỹ năng? Hiện đã có số lượng bao nhiêu ở từng kỹ năng?

Khi làm rõ điều này sẽ thấy rõ những kỹ năng còn thiếu, số lượng nhân lực thiếu hụt, trên cơ sở đó thu hẹp lại các yêu cầu dự trù cho sản phẩm hay dự án.

2.6. CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ PHÁP LÝ

Các quy định của pháp luật liên quan đến việc thiết kế, phát triển một sản phẩm nào đó, xem sản phẩm mới này có vi phạm những quy định hay luật lệ nào đó hay không? Bao gồm quy định của nhóm, một tổ chức, luật của tỉnh/thành phố, luật quốc gia, luật quốc tế...

Ví dụ: Luật của quốc gia:  Việt Nam không cho phép các cá nhân, tổ chức tư nhân phát triển vũ khí sát thương)

2.7. CÁC ĐỊNH CHẾ / GIỚI HẠN VỀ THỊ TRƯỜNG

Xác định bản chất của thị trường cho sản phẩm/dự án đang phát triển là loại nào sau đây:

+ Thị trường độc quyền: một doanh nghiệp

+ Thị trường nhóm độc quyền: một vài doanh nghiệp

+ Thị trường cạnh tranh độc quyền: nhiều doanh nghiệp với sản phẩm/dự án nhưng khác nhau

+ Thị trường cạnh tranh tự do: nhiều doanh nghiệp với sản phẩm/dự án tương đồng.

Thị trường của sản phẩm/dự án đang phát triển là: Giá cao, hay giá thấp, hay giả cả biến động. Việc mua bán sản phẩm có theo mùa hay không. Ví dụ: áo ấm chỉ bán được vào mùa đông.

(Lưu ý: Xem hướng dẫn chi tiết trong file “Cau truc bao cao …” đã gửi cho nhóm. Các nhóm có thể bổ sung thêm các tiểu mục phù hợp với dự án nghiên cứu của mình).