Cơ hội và thách thức cho thị trường vào thời điểm đầu năm 2024
Cơ hội và thách thức cho thị trường vào thời điểm đầu năm 2024
Thuận lợi:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm có thể sẽ tăng tốt nhờ các chính sách tài khóa, tiền tệ và kích cầu tiêu dùng. KQKD các DN có thể cải thiện trở lại sau khi đã giảm 20% trong Quý I và 16% trong Quý II; đặc biệt so sánh với nền cùng kỳ thấp 6 tháng cuối năm 2023
Mặt bằng lãi suất đã và đang giảm quay trở lại nền trước khi thị trường tăng lãi suất cùng kỳ năm ngoái. Trong môi trường lãi suất thấp sẽ giúp hỗ trợ KQKD các DN cũng như kích thích dòng tiền tham gia thị trường chứng khoán như đã được minh chứng trong các giai đoạn trước đó. Thống kê số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 7 đạt hơn 150 nghìn tài khoản (cao nhất trong 1 năm gần đây). Các DN Bluechips sẽ được hưởng lợi lớn nhất nhờ yếu tố dòng tiền tham gia thị trường.
Tiến độ giải ngân đầu tư công đã tăng tốc trong các tháng gần đây sẽ giúp nhiều ngành hưởng lợi trong đó nổi bật như nhóm DN vật liệu xây dựng, xây dựng. Tuy nhiên, cần lưu ý câu chuyện đầu tư công mang tính kỳ vọng và có thể chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh. Một số cổ phiếu đã có mức tăng giá tốt trong thời gian qua.
Một số chính sách đã và dư kiến được ban hành và sẽ được triển khai giai đoạn tới như: Chính sách tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, Chính sách nâng thời hạn evisa từ 30 ngày lên 90 ngày, Chính sách giảm thuế VAT, Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Chính sách tín dụng cho nhóm sản xuất đồ gỗ, thủy sản. Các chính sách mới kỳ vọng sẽ tạo ra câu chuyện đầu tư với những nhóm ngành liên quan như nhóm bán lẻ, xuất khẩu (gỗ, thủy sản), hàng không du lịch, ô tô.
Khó khăn
Khu vực sản xuất vẫn đang gặp nhiều khó khăn và suy giảm nhiều tháng liên tiếp, số lượng DN rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng. KQKD nhiều nhóm ngành nửa đầu năm thua lỗ, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Đà tăng của những nhóm cổ phiếu này sẽ khó bền vững khi chưa gắn với hoạt động kinh doanh thực tế. Thống kê trên HOSE cho thấy từ đầu năm có đến 80% số cổ phiếu trên sàn tăng giá trong khi có tới 54% số DN có lợi nhuận thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận svck nửa đầu năm 2024.
Hoạt động xuất khẩu vẫn đang gặp nhiều khó khăn suy giảm hai chữ số. Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn nên tình trạng suy thoái các nước đối tác sẽ tiếp tục ảnh hưởng kinh tế nói chung trong thời gian tới. KQKD nhóm DN xuất khẩu dự báo kém khả quan và ảnh hưởng diễn biến giá cổ phiếu.
▪ Tỷ giá là yếu tố cần lưu tâm khi đang tăng gần 1% từ đầu năm, kết hợp với việc khối ngoại đang bán ròng liên tục kể từ tháng 4 tới nay, đây là một trong những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK nửa cuối năm.
▪ Tình hình vĩ mô quốc tế đang diễn biến phức tạp, FED tiếp tục tăng lãi suất, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt, áp lực suy thoái tại nhiều quốc gia. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng
ThS. Mai Xuân Bình – Khoa QTKD