CƠ HỘI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E_BANKING TẠI CÁC NHTM
Trên đà hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới của Việt Nam, tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực hội nhập nhanh và sâu nhất. Ngoài ra, theo cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã có đầy đủ các hoạt động dịch vụ như các ngân hàng trong nước. Với cách thức quản trị ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với sự phát triển công nghệ thông tin ngày càng hiện đại và một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012 đạt 30.858.742 người dùng Internet chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới đến năm 2015 số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam đã tăng lên và đạt 52% dân số, những con số trên đã nói lên sự phát triển công nghệ thông tin ngày nay như vũ bão và ta thấy rằng trong tương lai sẽ là chỗ đứng cho những sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Đứng trước những áp lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập này và những nhu cầu thay đổi thường xuyên của khách hàng, các ngân hàng phải ứng dụng công nghệ ngày càng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như hội nhập hơn với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh kênh phân phối truyền thống, sản phẩm dịch vụ đa dạng, mạng lưới hoạt động rộng khắp thì việc phát triển E-BANKING là một kênh phân phối hiện đại mang lại cảm giác tiện lợi và thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, có thể giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh với các đổi thủ ngân hàng khác. Ngoài ra, việc phát triển E-BANKING trong hệ thống ngân hàng cũng giúp Nhà nước thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế và tiết kiệm được chi phí, thời gian.
Trong một vài năm trở lại đây, với sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ internet, ngân hàng trực tuyến đã đóng vai trò trung tâm và quan trọng trong lĩnh vực thanh toán điện tử, cung cấp một nền tảng giao dịch trực tuyến để hỗ trợ nhiều cho thương mại điện tử. Nhìn thấy được những lợi thế của ngân hàng trực tuyến, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã đẩy mạnh, phát triển kênh giao dịch qua Internet-banking một trong những hình thức phổ biến nhất của ngân hàng điện tử, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có tài khoản thực hiện giao dịch tự động nhanh chóng, an toàn và tiện dụng.Trong đó, đối tượng khách hàng trẻ, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức từ 18-35 tuổi là đối tượng khách hàng mục tiêu mà ngân hàng hướng đến để phát triển dịch vụ E-banking, bởi vì khách hàng trẻ là những người năng động, yêu thích công nghệ, dễ dàng chấp nhận cái mới, đối với nhóm khách hàng này, ngân hàng sẽ có cơ hội cung cấp dịch vụ E-banking dài hơn. Ngoài ra, khách hàng trẻ có tần suất giao dịch thường xuyên và nhiều cơ hội đi lại qua các quốc gia nên dịch vụ E-banking có thể chứng minh được tính ưu việt là cung cấp dịch vụ liên tục và toàn cầu chỉ cần sử dụng một chiếc đoại smartphone hay máy tính thì khách hàng sẽ rất thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ E-banking trên đó nhanh chóng và thuận tiện không phụ thuộc vào giờ làm việc của ngân hàng có thể kiểm soát tài khoản của khách hàng liên tục khi có những vấn đề xảy ra xung quanh việc rút tiền, chuyển khoản,…Hiện nay, đã có một số lượng tương đối là khách hàng trẻ đã và đang sử dụng các dịch vụ E-banking. Tuy nhiên, vẫn còn một phần lớn khách hàng trẻ dè dặt, thăm dò và sử dụng còn hạn chế. Để thành công trong việc triển khai dịch vụ E-banking, các ngân hàng phải hiểu động cơ và biết được những yếu tố nào tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ E-banking của khách hàng trẻ để có những biện pháp thúc đẩy việc sử dụng.
Lê Phúc Minh Chuyên