Chức năng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam
Chức năng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam
Chức năng đầu tiên là chức năng đảm bảo. Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo cho người nhận bảo lãnh một khoản đền bù tài chính trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm điều khoản được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh. Đó là một nghĩa vụ của ngân hàng thay cho người được bảo lãnh. Nếu khách hàng không hoàn trả lại số tiền này thì ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro tín dụng. Là một hình thức bảo đảm nhưng bảo lãnh ngân hàng không phải là một hoạt động bảo hiểm.
Ngoài ra, NHTM còn có chức năn đôn đốc. Bảo lãnh ngân hàng tạo áp lực buộc bên được bảo lãnh phải hoàn thành nghĩa vụ của mình đúng theo như hợp đồng, theo đúng như mong muốn của bên nhận bảo lãnh. Chính vì vậy, chức năng chính của bảo lãnh là đôn đốc bên được bảo lãnh thực hiện đúng hợp đồng hơn là một đảm bảo về mặt tài chính do không thực hiện đúng nghĩa vụ.
Trong trường hợp hợp đồng không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì người mua sẽ nhận được tiền bồi thường cho những thiệt hại phát sinh. Đó là chức năng bồi thường
Chức năng tài trợ là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Trong rất nhiều trường hợp, thông qua bảo lãnh mà người được bảo lãnh không phải ký quỹ, thu hồi vốn nhanh... Vì vậy, cho dù không trực tiếp cấp vốn, nhưng với việc phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng đã giúp khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được vay thực sự.
Cuối cùng là chức năng chống rủi ro. Bảo lãnh ngân hàng tạo thuận tiện cho việc tái điều chỉnh gánh nặng tài trợ cho hợp đồng hoặc dự án bằng cách bảo vệ bên nhận bảo lãnh chống lại các rủi ro có thể phát sinh khi phải ứng trước tiền hoặc giao dịch không thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh.
ThS. Mai Xuân Bình - Khoa QTKD