CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
Công nghiệp phát triển, các vấn đề kỹ thuật và tổ chức ngày càng phức tạp. Vai trò của chất lượng cũng được nâng cao. Lúc này ra đời một số người chuyên trách về quản trị kế hoạch, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Sự xuất hiện các công ty lớn đã làm nảy sinh một loạt nhân viên mới. Chuyên viên kỹ thuật, giải quyết các trục trặc về kỹ thuật. Nhưng vẫn không khắc phục được những sai phạm trong quản trị kỹ thuật và chất lượng và sản phẩm vẫn là mối lo ngại cho công ty. Do đó xuất hiện một loại nhân viên mới, nghiệp vụ cơ bản của họ là đảm nhiệm tìm ra nguyên nhân hạ thấp chất lượng sản phẩm.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã đẩy mạnh việc áp dụng các phiếu kiểm tra trong các ngành công nghiệp khác nhau của Mỹ, khi mà sự tái tổ chức đơn giản các hệ thốg sản xuất đã không thể thoả mãn các yêu cầu của thời chiến. Việc áp dụng kiểm tra thống kê chất lượng đã giúp thoả mãn những yêu cầu cao về số lượng, chất lượng sản phẩm cung cấp cho quân đội với chi phí sản xuất thấp nhất.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển có sự phân biệt rất rõ giữa kiểm tra chất lượng và quản trị chất lượng. Kiểm tra chất lượng thực hiện trong quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc giám sát để loại bỏ những khuyếm khuyết về vật tư ở đầu vào cũng như những sản phẩm kém chất lượng ở đầu ra của dây chuyền sản xuất. Điều này không làm thay đổi bao nhiêu sự hình thành chất lượng còn quản trị chất lượng đề cập đến toàn bộ những tác nhân và các biện pháp ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm từ thiết kế, sản xuất đến tiêu dùng sản phẩm.
Cùng với quá trình phát triển của quản trị chất lượng các quan niệm về chất lượng ngày càng được thể hiện hoàn thiện, thể hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề và phản ánh sự thích hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh mới.
Mục tiêu lớn nhất của quản trị chất lượng là: Bảo đảm chất lượng của đồ án thiết kế sản phẩm và tuân thủ nghiêm đồ án ấy trong sản xuất, tiêu dùng sao cho tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của xã hội, thoả mãn thị trường với chi phí xã hội tối thiểu.
Quản trị chất lượng phải được tiến hành một cách toàn diện trên tất cả các khâu, các giai đoạn hình thành và lưu thông sản phẩm bao gồm : Từ nghiên cứu – thiết kế - chế tạo – bán hàng -….các hoạt động sau bán hàng. Trong suốt quá trình đó, có thể xem quản trị chất lượng có những chức năng cơ bản sau : Hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến, hoàn thiện chất lượng.
a. Hoạch định chất lượng : là các hoạt động tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng.
Hoạch định chất lượng cho phép :
- Định hướng phát triển chất lượng chung cho toàn doanh nghiệp theo một hướng thống nhất
- Khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và các tiềm năng của doanh nghiệp trong dài hạn nhằm góp phần giảm chi phí chất lượng
- Giúp doanh nghiệp chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường
- Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới
- Tạo ra văn hóa mới, một sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản trị chất l
b. Kiểm soát chất lượng (quality Control):
Kiểm soát chất lượnglà một phần của quản trị chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng hay nói cách khác đó là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu đặt ra.
c. Cải tiến và hoàn thiện chất lượng
Cải tiến và hoàn thiện chất lượng là những hoạt động nhằm đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn trước nhằm giản dần khoảng cách giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao hơn.
Hoàn thiện chất lượng được thực hiện theo các hướng :
- Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm
- Thực hiện công nghệ mới
- Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật
Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung