0236.3650403 (221)

CHU TRÌNH CỦA MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ


Chu trình của dự án đầu tư là tất cả những bước công việc mà một dự án phải trải qua kể từ khi mới chỉ là ý định đầu tư đến khi thực hiện được ý định và kết thúc ý định đó. Như vậy dự án đầu tư bao gồm 3 thời kỳ và bảy giai đoạn sau:

 

THỜI KỲ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

THỜI KỲ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

THỜI KỲ KẾT THÚC ĐẦU TƯ

Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Nghiên cứu tiền khả thi

Nghiên cứu khả thi

Xây dựng cơ bản

Đưa dự án vào hoạt động

Kiểm kê đánh giá dự án

Thanh lý dự án

             

 

 Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư:

Đây là giai đoạn đầu tiên trong việc hình thành ý tưởng về một dự án đầu tư, người ta còn gọi đây là giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư. Mục đích của giai đoạn này là để trả lời câu hỏi có hay không cơ hội đầu tư. Đây là một việc làm quan trọng có ý nghĩa rất lớn đến sự thành công hay thất bại của dự án. Vì thế nghiên cứu cơ hội đầu tư không thể thực hiện một cách tùy tiện mà phải được dựa vào các căn cứ có khoa học. Các căn cứ đó là:

+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của cả nước,của từng vùng lãnh thổ, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, của cơ sở. Đây là một căn cứ rất quan trọng để đảm bảo định hướng cho đầu tư phát triển lâu dài. Mặt khác đây là căn cứ đảm bảo tính pháp lý của dự án. Mọi công cuộc đầu tư không xuất phát từ căn cứ này sẽ không có tương lai và sẽ không được chấp nhận.

+ Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Đây là nhân tổ quyết định sự hình thành và hoạt động của các dự án đầu tư. Không có nhu cầu thì khó đảm bảo khả năng đạt được lợi ích của dự án trong tương lai mà chỉ dẫn đến sự lãng phí tiền của và công sức của nhà đầu tư, của xã hội. Mặt khác trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì tiếng nói của người tiêu dùng là tiếng nói giữ vai trò quyết định đối với người sản xuất sản phẩm. Do vậy, cần có các thông tin liên quan tới nhu cầu dự kiến về hàng hóa và dịch vụ mà dự án tạo ra, từ đó đánh giá xem xã hội có nhu cầu về loại hàng hóa hoặc dịch vụ này hay không? Ví dụ như những dự án làm đường ở các thành phố lớn (TPHCM, Hà Nội...), làm sao để xác định nhu cầu đối với dự án làm đường giao thông này như thế nào? Một lý do chủ yếu mà chúng ta dễ nhận thấy là hệ thống giao thông ở các thành phố lớn thường bị tắc nghẽn, vì thế cần có các dự án đường giao thông (ví dụ như mở rộng đường, xây dựng những con đường mới, xây dựng cầu vượt...) để giải quyết tình trạng này. Nếu  trong trường hợp chúng ta ít có thông tin về nhu cầu đó lớn, thì chúng ta nên từ bỏ ý định đầu tư và không nên chi phí tiếp cho nghiên cứu tiền khả thi.

+ Hiện trạng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường trong và ngoàinước đểxác định khoảng trống còn lại của thị trường mà dự án có thể chiếm lĩnh trong một thời gian dài sau này.

+ Tiềm năng sẵn có và có thể khai thác để thực hiện dự án. Những thế mạnh của doanh nghiệp về chuyên môn, khả năng quản lý, uy tín... Điều này rất quan trọng vì trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có lợi thế cao hơn thì khả năng sẽ chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Do đó, khi nghiên cứu cơ hội đầu tư thì phải chú ý đến thế mạnh của mình trên thị trường nếu không thì rủi ro đối với dự án sẽ lớn và sự mong muốn về hiệu quả đầu tư cao đối với dự án là rất hạn chế.

+ Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được khi thực hiện dự án đầu tư: Đây là kết

quả tổng hợp để đánh giá tính khả thi của toàn bộ dự án đầu tư. Kết quả và hiệu quả này phải lớn hơn hoặc ít nhất phải bằng nếu đầu tư vào dự án khác thì cơ hội đầu tư mới được chấp nhận.

Giai đoạn này nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là nền tảng cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, là giai đoạn chuẩn bị những tài liệu, những thông tin tham khảo cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

          Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Nghiên cứu tiền khả thi là nỗ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng chung của dự án. Đểthực hiện giai đoạn này, việc sử dụng thông tin sơ cấp là không cần thiết vì rất tốn kém chi phí, do đó thông tin thứ cấp có thể được sử dụng bất cứ khi nào, đặc biệt là những thông tin sẵn có ở những dự án tương tự khác. Trong suốt quá trình thẩm định dự án, đặc biệt trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, việc sử dụng thông tin thiên về một hướng nào đó lại có giá trị hơn là việc tính toán trị số trung bình của các biến số mà chúng chỉ được biết với mức độ không chắc chắn lắm. Vì vậy trong phân tích tiền khả thi để tránh việc chấp thuận những dự án dựa trên những ước tính quá lạc quan về chi phí và lợi ích, chúng ta nên sử dụng các thông tin thiên lệch về hướng làm giảm bớt lợi ích của dự án hoặc làm tăng cao mức ước tính về chi phí, nêu dự án vẫn còn hấp dẫn sau khi đã tiến hành thẩm định ở giai đoạn này thì có rất nhiều khả năng dự án sẽ đứng vững khi được thẩm định kỹ hơn, chính xác hơn. Một sốkết luận chủyếu ởgiai đoạn này bao gồm:

Liệu dự án có khả thi về mặt tài chính và kinh tế trong suốt tuổi thọ của dự án

không?

Đâu là biến chủ yếu ảnh hưởng đến dự án: giá bán sản phẩm? Chi phí nhập lượng? Ví dụ giá nhập lượng hàng nhập khẩu, nếu tỷ giá thay đổi thì giá nhập lượng sẽ thay đổi như thế nào ?

Những rủi ro có khả năng xảy ra.

Làm thế nào để giảm bớt rủi ro cho dự án.

          Giai đoạn nghiên cứu khả thi.

Nghiên cứu khả thi là nhằm để xem xét liệu dựán có triển vọng đáp ứng đuợc các tiêu chuẩn về kinh tế, tài chính và xã hội mà chủ đầu tưvà chính quyền đã đưa ra cho các khoản đầu tư hay không? Chúng ta cần phân tích độ nhạy cảm của dựán đểxác định các biến số chủyếu có vai trò quyết định đối với kết quả dự án.

Chức năng của giai đoạn nghiên cứu khả thi trong việc thẩm định dự án là nhằm tăng cường mức độ chính xác của việc tính toán các biến số chủ yếu nếu nhu dự án có triển vọng thành công. Đểtăng cường mức độ chính xác cho giai đoạn nghiên cứu này, thì việc sử dụng thông tin sơ cấp là cần thiết khi tính toán các biến số chủ yếu của dự án. Những câu hỏi chủyếu đặt ra trong giai đoạn thẩm định này:

Liệu dự án có hấp dẫn về mặt tài chính đối với các đối tác có quyền lợi trong dự án hay không? Các đối tác có những động cơ nhu thế nào để thúc đẩy dự án?

Mức độ không chắc chắn của các biến số nhưthế nào?

Quyết định đầu tưvào các dự án có đuợc đưa ra hay không? Đây là mục tiêu cuối cùng quan trọng nhất ở giai đoạn nghiên cứu khả thi.

Ởgiai đoạn này, nếu xét thấy dự án không tốt, mặc dù đã tốn rất nhiều chi phí cho việc nghiên cứu chi tiết, chúng ta vẫn phải mạnh dạn bác bỏ. Việc bác bỏ dựán sau khi đã thực hiện nghiên cứu khả thi đuợc xem là một hành động rất dũng cảm của các nhà đầu tưcũng nhưlà các chuyên gia và các cán bộ chủ chốt của dựán. Nếu dựán được chấp thuận thì việc nghiên cứu dự án sẽ đuợc chuyển sang giai đoạn thiết kế chi tiết.

          Giai đoạn xây dựng cơ bản

-            Thiết kế chi tiết:

Sau khi thẩm định dựán ở giai đoạnnghiên cứu khả thi và dẫn đến quyết định phê duyệt dự án, thì công việc tiếp theo là thực hiện thiết kế chi tiết. Giai đoạn này bao gồm các công việc chủ yếu sau:

+ Xác định các hoạt động cơ bản, phân chia nhiệm vụ, xác định nguồn lực dùng cho dựán để thục hiện các công việc đó.

+ Xác định rõ các yêu cầu về kỹ thuật: nhu cầu lao động kỹ thuật, hoàn tất hồ sơ, bản vẽ thiết kế chi tiết và qui cách kỹ thuật cho việc xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị.

+ Lên kế hoạch và thời gian biểu thực hiện dự án và kế hoạch đề phòng bất trắc...tổng hợp thành kế hoạch chính thức.

Giai đoạn thiết kế chi tiết của việc thẩm định dự án nhằm để tăng cường độ chính xác của mọi dữ kiện đã được sử dụng trong các phần phân tích trước đóđểsao cho kế họach thực hiện dự án chính thức có thể được xây dựng. Trong giai đoạn này, không những hoàn tất về mặt thiết kế vật chất mà còn lên kế hoạch quản lý hành chính, vận hành sản xuất và tiếp thị cho dự án...Việc thẩm định dự án ở giai đoạn này nhằm xem xét lại một lần nữa dự án còn đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra đã được phê chuẩn và thực hiện hay không. Nếu đáp ứng được thì chuyển sang giai đoạn thực hiện dự án.

-            Thực hiện dự án:

Nếu giai đoạn thẩm định và thiết kế được thực hiện tốt. Việc lựa chọn dự án để thực hiện chỉcòn lại là kết thúc thương thảo để xác định các điều kiện của việc tài trợ và chính thức phê duyệtdự án. Thực hiện dự án bao gồm:

+ Điều phốivà phân bổ nguồn lực để thực hiện dự án

+ Thành lập nhóm thực hiện dự án bao gồm các nhà chuyên môn và kỹ thuật gia để tiếnhành điềuphối các chuyên gia tư vấn, các nhà thầu, các nhà cung cấp thiết bị, vật tư...

+ Bổnhiệm quản trị gia dự án gắn với việc giao trách nhiệm và quyền hạn quản lý dự án một cách rõ ràng

+ Lập thời gian biểu thực hiện dự án cũng như xây dựng qui chế kiểm tra và báo cáo để nắm thông tin cung cấp cho các cấp quản lý để ra quyết định liên quan đến quá trình thực hiện dự án

+ Ký kết hợp đồng kinh tế

+ Xây dựng - lắp đặt; tuyển mộ lao động

+ Nghiệm thu và bàn giao công trình

Khi dự án sắp hoàn tất, chúng ta cần tiến hành việc giảm dần công tác xây dựng, khi dự án hoàn thành thì chuyển giao nhân sự và thiết bị sang giai đoạn vận hành. Khi chuyển sang vận hành việc xây dựng một bộ máy quản lý hoàn chỉnh để tiếp tục thực hiện các chức năng của dự án.

          Giai đoạn đưa dự án vào hoạt động:

Giai đoạn này còn được gọi là vòng đời của dự án, đó là khoản thời gian được tính khi dự án hoàn thành xong việc xây dựng cơ bản, đưa vào hoạt động đến khi chấm dứt hoạt động, (vòng đời dự án là thời gian mà dự án đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả của tài sản đã được đầu tư trước đó)

          Giai đoạn đánh giá dự án sau hoạt động:

Đây là giai đoạn kiểm kê đánh giá và xác định giá trị còn lại của tài sản sau một thời gian sử dụng.

           Giai đoạn thanh lý dự án:

Đây là giai đoạn thu hồi phần giá trị còn lại của tài sản, là giai đoạn ghi nhận những giá trị thanh lý tài sản ở năm cuối cùng trong vòng đời dự án và là điểm khởi đầu của một chu trình dự án mới./.

Nguyễn Thị Minh Hà