0236.3650403 (221)

Chiến lược và quá trình tìm kiếm lợi thế cạnh tranh


Những đối thủ khác nhau có những chiến lược hoàn toàn khác nhauđể dành thắng lợi trong cuộc đua so với đối thủ của mình. Nói ngắn gọn, 5chiến lược cơ bản thường được các doanh nghiệp sử dụng có thể được liệt kê như sau:

1.Chiến lược chi phí thấp – đạt được lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp hơn so với các đối thủ. Walmart và Southwest Airlines đã áp dụng thành công chiến lược này và đứng vững trên thị trường nhờ vào lợi thế chi phí thấp và khả năng giữ giá thấp sovới đối thủ.

2.Chiến lược khác biệt hóa – tìm cách làm khác biệt sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ theo những cách thức có thể lôi kéo được một bộ phận khách hàng rộng lớn. Có thể kể ra một số doanh nghiệp đã thành công với chiến lược này đó là Johnson & Johnson với các sản phẩm dành cho trẻ em (khác biệt về độ tin cậy của sản phẩm) và Apple (khác biệt về tính hiện đại của sản phẩm).

3.Chiến lược tập trung chi phí thấp – tập trung vào một phân khúc khách hàng nhỏ và cạnh tranh với đối thủ dựa trên giá thành thấp hơn so với đối thủ, nhờ vậy có thể phục vụ được phân khúc khách hàng này với giá thấp hơn. Những doanh nghiệp chuyên sản xuất gia công thực phẩm cũng như các sản phẩm bổ trợ, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp rồi cung cấp cho các siêu thị với giá thấp hơn so với những nhãn hiệu riêng là những doanh nghiệp áp dụng chiến lược tập trung chi phí thấp tiêu biểu.

4.Chiến lược khác biệt hóa tập trung - tập trung vào một phân khúc khách hàng nhỏ và cạnh tranh với đối thủ dựa trên khả năng cung cấp sản phẩm có những đặc tính riêng biệt phù hợp hơn với sở thích và yêu cầu của khách hàng so với đối thủ. Chanel và Rolex đã duy trì lợi thế của mình trong những ngành hàng xa xỉ khi tập trung vào phân khúc khách hàng giàu có và yêu cầu cao về đẳng cấp.

5.Chiến lược chi phí tốt nhất – cung cấp trong khách hàng thêm những giá trị khác chỉ với một số tiền vừa phải bằng cách thỏa mãn những kì vọng của khách hàng về những chất lượng, tính chất, hoạt động, dịch vụ. Đây là chiến lược lai ghép những tính chất của chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt hóa. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược này là cung cấp sản phẩm với giá thấp nhất so với đối thủ bán cùng một loại sản phẩm với những đặc tính tương đương hoặc khác biệt. Siêu thị Target là điển hình về áp dụng chiến lược chi phí tốt nhất.

Để tách biệt công ty của mình so với các đối thủ và nắm bắt được lợi thế cạnh tranh bền vững, doanh nghiệp không nhất thiết chỉ chọn một trong những chiến lược nêu trên mà còn có thể kết hợp các chiến lược này với nhau trong từng giai đoạn khác nhau để tạo thành chiến lược riêng cho công ty của mình. Trên thực tế, một công ty thành công trên thị trường luôn sử dụng một chiến lược khác biệt so với các đối thủ. Không một doanh nghiệp nào có thể có chiến lược giống hệt như những doanh nghiệp khác trong ngành. Đó cũng chính là bí mật giải thích sự thành công của doanh nghiệp và câu trả lời cơ bản nhất cho câu hỏi “Tại sao chiến lược của một công ty luôn thay đổi và phát triển”.

 

(Th.s Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD)