CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2016
Đỗ Văn Tính – Khoa QTKD
Hội nhập kinh tế đang là xu thế phát triển của thế giới và dần dần tiến tới toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực. Hội nhập kinh tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ khoa học kĩ thuật, tăng mạnh nguồn vốn đầu tư phát triển nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh khốc liệt, những vấn nạn xã hội mới, và đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, tình trạng luôn thiếu vốn trên thị trường chứng khoán, bất động sản, sự chênh lệch tiết kiệm– đầu tư trong nước cùng với sự thâm hụt ngân sách càng làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt nam trở nên nghiêm trọng. Thâm hụt cán cân thương mại chưa hẳn đã là xấu vì Việt Nam có thể nhờ dòng vốn đầu tư vào làm đòn bẩy để tăng trưởng kinh tế, cùng với việc nhập khẩu những công cụtiên tiến để nâng cao trình độ, sức cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài và ngày càng trầm trọng sẽ khiến cho đồng nội tệ bị mất giá, dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thực trạng của cán cân thương mại Việt Nam hiện nay, đồng thời xem xét những nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng thâm hụt thương mai và đưa ra một vài kiến nghị, giải pháp giúp cải thiện tình hình trên.
Cán cân thương mại được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
Năm 2016, cán cân thương mại thặng dư 2.52 tỷ USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 12/2016 thâm hụt 494 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại của cả năm 2016 còn hơn 2.52 tỷ USD. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 12/2016 của cả nước đạt hơn 33.66 tỷ USD, tăng 3.5% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 16.58 tỷ USD, tăng 2.8% và nhập khẩu đạt gần 17.08 tỷ USD, tăng 4.3%. Tính chung cả năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350.74 tỷ USD, tăng 7.1% với xuất khẩu đạt hơn 176.63 tỷ USD, tăng 9% và nhập khẩu đạt hơn 174.11 tỷ USD, tăng 5.2%. Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 12 thâm hụt 494 triệu USD, đưa mức thặng dư thương mại của cả năm 2016 còn hơn 2.52 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006-2016 |
Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong tháng 12/2016 đạt hơn 20.94 tỷ USD, giảm 0.7% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 11.47 tỷ USD, giảm 1.2%; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 9.48 tỷ USD, giảm 0.1%. Tính đến hết năm 2016, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 226.21 tỷ USD, tăng 8.9% gồm kim ngạch xuất khẩu gần 123.93 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là hơn 102.28 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12 thặng dư hơn 1.99 tỷ USD, đưa mức thặng dư của khối này trong 12 tháng lên hơn 21.64 tỷ USD. Chủ yếu nhập hàng Trung Quốc, xuất hàng qua Mỹ.
10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016
Xét đến thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 thì cũng chủ yếu tập trung tại châu Á với kim ngạch hơn 140.76 tỷ USD, tăng 4.5% và chiếm tỷ trọng 80.8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49.93 tỷ USD, tăng 0.9% và chiếm tỷ trọng 28.7%; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch 32.03 tỷ USD, tăng 15.9%, chiếm tỷ trọng 18.4%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 15.03 tỷ USD, tăng 4.7%, chiếm tỷ trọng 8.6%;...
Châu Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch gần 14.5 tỷ USD, tăng 4.3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường châu Âu đạt kim ngạch gần 13.43 tỷ USD, tăng 9.5%. Trong đó, thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 11.07 tỷ USD, tăng 6.18%, chiếm tỷ trọng 6.4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 16,3 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2016 ước tính thâm hụt 300 triệu USD, bằng 1,9% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, với kết quả ước tính trên của tháng 12 thì cả năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 349,2 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2015. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu 12 tháng của năm 2016 ước đạt 175,94 tỷ USD, tăng 8,6%, và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 173,26 tỷ USD, tăng 4,6%. Tính chung cả năm 2016, Việt Nam dự kiến xuất siêu 2,68 tỷ USD, ngược lại với xu hướng nhập siêu lên tới 3,55 tỷ USD của năm 2015. Trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu, duy nhất có mặt hàng dầu thô giảm cả về lượng và kim ngạch so với năm 2015. Cụ thể, lượng xuất khẩu dầu thô trong năm 2016 ước đạt 6,96 triệu tấn, giảm 24,2% và kim ngạch ước đạt 2,35 tỷ USD, giảm 36,7% so với năm 2015. Điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu trong năm 2016 đạt 34,51 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2015. Hàng dệt may xuất khẩu trên 23,56 tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2015...Về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, theo Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xăng dầu năm 2016 ước đạt 11,47 triệu tấn, tăng 14,2% về lượng, nhưng giảm 11,7% về kim ngạch với năm 2015, khi chỉ đạt 4,71 tỷ USD… Còn lại, các mặt hàng khác đều tăng về lượng cũng như kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng nhập khẩu năm 2016 ước đạt 28,09 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2015. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện ước đạt 27,8 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2015. Sắt thép các loại nhập khẩu đạt hơn 18,4 triệu tấn, tăng 18,8% và kim ngạch là 8,02 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015...
Điều hành tỷ giá, tỷ giá thực.Dự báo năm 2016 tiền VND sẽ mất giá ít nhất từ 3% - 4% trong bối cảnh như hiện nay. Nhưng có thể cũng có những tình huống sẽ nằm ngoài kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy ngân hàng nhà nước cần có những định hướng để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Tóm lại, xét cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trong cán cân thanh toán, nếu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu thì đây có thể là một dấu hiệu không tốt. Nhưng nếu máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, thì cơ cấu này có thể đảm bảo thúc đẩy xuất khẩu trong tương lai, tạo ra thặng dư ngoại tệ bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai. Nếu một quốc gia bị thâm hụt cán cân vãng lai trong tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng thấp thì hậu quả của thâm hụt sẽ là vấn đề đáng lo ngại hơn rất nhiều so với khi quốc gia đó đang trong tình trạng tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta năm 2016 đạt mức kỷ lục chứng tỏ năng lực xuất khẩu nói riêng, quản lý xuất khẩu và nhập khẩu nói chung của Việt Nam đã vượt qua sự bất lợi từ thị trường quốc tế, tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những nguyên lý của kinh tế học (tập 2, 2002) - NXB Thống kê
2. TS. Trương Tấn Diệp (2001) – Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - NXB Thống kê
3. N.Gregory Mankiw (7th), Harvard University, Macroeconomics
8. http://bizlive.vn/tags/can-can-thuong-mai.html