CÁCH XÂY DỰNG MỘT BẢN SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY
1/ Sứ mệnh của công ty là gì?
Bản sứ mệnh của công ty là bản tuyên ngôn về mục đích, lý do tồn tại của công ty, nó chứa đựng nguyên tắc, triết lý kinh doanh, lý tưởng mà công ty tôn thờ và đề cập đến những thành tích mà công ty muốn đạt được trong tương lai.
Chẳng hạn,sứmệnhcủamộthãng hàngkhôngquốcgiacóthểlàđápứngnhucầuđilạitốcđộcaochokháchhàngvớigiácảhợplý. SứmệnhcủaYahoo!là“liênkếtmọingườitớibấtkỳaivàbấtkỳđiềugì”.
Có thể nói, sứ mệnh được coi là một cơ sở để đáp ứng cho tầm nhìn. Nếu tầm nhìn là tổng quát và trừu tượng thì sứ mệnh cụ thể và “thật” hơn.
2/ Mục đích khi xây dựng bản sứ mệnh công ty?
-Xác định rõ vị thế hiện tại và hình ảnh tương lai của công ty.
-Phân biệt công ty này với công ty khác.
-Là cơ sở để đánh giá các hoạt động hiện tại cũng như tương lai của công ty.
3/ Những nội dung cơ bản trong bản sứ mệnhcủa công ty
Bản sứ mệnh của công ty thường chứa đựng những nội dung cơ bản sau:
- Ngành kinh doanh của công ty, bao gồm: khách hàng (khách hàng của công ty là những đối tượng nào), sản phẩm (sản phẩm cụ thể là gì), thị trường (phân khúc thị trường nào công ty đang phục vụ).
- Mối quan tâm của công ty về: khả năng sinh lợi, khả năng phát triển công nghệ, bí quyết công nghệ, hình ảnh của công ty trước công chúng.
- Những nguyên tắc, triết lý kinh doanh của công ty.
- Những thành tích mà công ty mong muốn đạt được.
4/ Vai trò của bản sứ mệnhcủa công ty
- Với các đối tượng bên trong công ty, bản tuyên bố sứ mệnh cung cấp tâm điểm và xung lượng cho các hoạt động của công ty, nghĩa là đảm bảo sự đồng tâm nhất trí trong hành động giữa các thành viên trong công ty.
- Ra bên ngoài, qua những tuyên bố xúc tích về công ty, giúp các đối tượng này có thể xác định mong muốn thiết lập và phát triển các quan hệ với công ty.
- Bản tuyên bố sứ mệnh tạo ra nên tảng cho toàn bộ công tác hoạch định. Nó là điểm tham chiếu để đánh giá các mục tiêu, các chiến lược của công ty. Thông thường, câu hỏi “điều này đóng góp gì để hoàn thành sứ mệnh” trở thành một kiểm định quan trọng để xem xét một hoạt động, một sáng kiến kinh doanh có đáng giá hay không.
- Ngoài ra, sứ mệnh còn là chỉ dẫn hữu hiệu cho việc ra các quyết định chiến lược và phân bổ nguồn lực.
5/ Các yêu cầu khi xây dựng bản sứ mệnh
- Sứ mệnh không nên quá vĩ đại đến mức không thể thực hiện được, vì như vậy sẽ mất lòng tin của các thành viên trong công ty.
- Sứ mệnh cũng không nên quá dễ, thiếu tính thách thức, vì như vậy sẽ thiếu động lực phát triển của các cá nhân trong công ty.
- Sứ mệnh phải chứa đựng các định hướng lớn về cách thức mà công ty sẽ đạt được hoặc đáp ứng được tầm nhìn trong một giai đoạn nhất định.
- Phạm vi của bản sứ mệnh không nên quá rộng cũng không nên quá hẹp.
- Nội dung của bản sứ mệnh phải rõ ràng.
- Bản sứ mệnh phải được xây dựng trên cơ sở khách hàng.
- Bản sứ mệnh phải diễn tả một cách khái quát về khách hàng của công ty, các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, định hướng của công ty trong một giai đoạn.
(ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD)