0236.3650403 (221)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC


1.Tiền lương

  • Khái niệm

            “Tiền lương là một khoản tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành những công việc nhất định”. Như vậy tiền lương chính là sự bù đắp nhưng hao phí hao động đã bỏ ra, đây là một trong những công cụ đắc lực, là động cơ thúc đẩy con người làm việc, đối với người lao động luôn mong muốn được trả lương cao. Vì vậy, tiền lương thỏa đáng sẽ kích thích nhiệt tình lao động của nhân viên, nhờ đó mà tạo điều kiện tăng năng suất, chất lượng trong công việc dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và qua đó gián tiếp làm tăng phúc lợi cho người lao động.

            Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng phải trả lương thật cao cho người lao động để có động lực vì điều này còn phụ thuộc vào khả năng chi trả tài chính của công ty. Do đó để nâng cao vai trò kích thích lao động thông qua tiền lương, công ty cần xem xét chính sách trả lương đúng đắn, hình thức trả phù hợp, cơ sở hình thành tiền lương khoa học cũng là yếu tố thúc đẩy động lực của nhân viên khi doanh nghiệp.

  • Các hình thức trả lương

Tiền lương được trả dưới 2 hình thức: tiền lương trả theo sản phẩm và tiền lương trả theo giờ

  • Trả lương theo sản phẩm:

-     Đây là hình thức căn cứ vào số lượng sản phẩm/ dịch vụ mà người lao động đã thực hiện phù hợp với yêu cầu đã quy định.

-     Với hình thức này có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức cố gắng học tập để rèn luyện nâng cao trình độ, sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc của họ.

Lsp = Q x ĐG

Trong đó:

Lsp           : Tiền lương sản phẩm người lao động nhận được

Q              : Số lượng sản phẩm làm ra

ĐG           : Đơn giá tiền lương của sản phẩm

 

 

  • Trả lương theo thời gian:

Đối với hình thức này, mức tiền trả cho người lao động căn cứ vào trình độ lành nghề, thâm niêm. Các doanh nghiệp thường xây dựng hình thức trả lương này ở những bộ phần chưa xây dựng được định mức lao động.

Công thức tính tiền lương có dạng như sau:

Lj = dj x Gj

Trong đó:

            - Lj là tiền lương của nhân viên

- dj là đơn giá lương cấp bậc của nhân viên

-  Gj là số đơn vị thời gian làm việc thực tế của nhân viên

dj và Tj là đơn vị có thể tính theo giờ, theo ngày và theo tháng của nhân viên.

2. Chính sách khen thưởng và phúc lợi

Phúc lợi hay còn gọi là lương bổng đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính, đó là phần thù lao gián tiếp cho người lao động ngoài tiền lương, tiền thưởng nhằm hỗ trợ cuộc sống và động viên tinh thần cho người lao động.

Phúc lợi có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động, làm tăng sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm cho người lao động cảm thấy phấn chấn, từ đó giúp thu hút nhân tài, giữ chân người lao động có trình độ cao. Ngoài ra, phúc lợi góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động. Thực hiện tốt chế độ phúc lợi sẽ tạo nên bầu không khí gần gũi, tương thân tương ái hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc.

            Tiền thưởng là khoản tiền dành cho những nhân viên có thành tích cao hơn so với mức quy định của từng đơn vị. Đây là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả xứng đáng với kết quả của người lao động.

            Ngoài khoản tiền lương mà người lao động nhận được, họ còn quan tâm đến phúc lợi xã hội và tiền thưởng. Đây là công cụ rất hữu hiệu để kích thích sự hăng say, gắn bó tích cực tinh thần trách nhiệm của nhân viên đối với tổ chức. Đó là một phần lợi ích và thu nhập tăng thêm của người lao động, nó là mối quan tâm và ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của họ.

Tóm lại, chính sách khen thưởng và phúc lợi có ảnh hưởng rất lớn đến động lực lao động của người lao động. Vì vậy danh nghiệp cần có chính sách khen thưởng và phúc lợi thích hợp để kích thích và nâng cao động lực làm việc cho nhân viên

3.Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là tất cả điều kiện xung quanh nơi làm việc như điều kiện vật chất, văn hóa doanh nghiệp, … ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và phát triển, nâng cao năng lực làm việc của người lao động.

Môi trường làm là nơi mà người lao động phải tiếp xúc hằng ngày, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ làm việc và hiệu quả công việc, … vì vậy người lao động mong muốn mình được làm việc trong một môi trường tốt để cho họ an tâm làm việc, có nhiều điều kiện để phát huy năng lực của mình. Ngược lại, sẽ khiến cho người lao động làm việc trong tâm lý căng thẳng, mệt mỏi về cả thể lực và tinh thần, chán nản và bất mãn trong công việc.

Vì vậy, để nhân viên làm việc hăng hái, nổ lực trong công việc hơn thì cần phải cung cấp cho họ một môi trường làm việc với các điều kiền sau:

-           Chính sách hợp lý

-     Đồng nghiệp hợp tính

-     Biểu tượng địa vị phù hợp

-     Giờ làm việc uyên chuyển, nhân viên được chọn giờ giấc làm việc phù hợp với hoàn cảnh của từng người

-     Tuần lễ làm việc dồn lại

-     Biểu tượng địa vị phù hợp

4.Bản chất công việc

Theo cuốn sách Quản trị Hành vi Tổ chức của Nhà xuất bản Thống Kê, bản chất công việc là một thành tố quan trọng động viên nhân viên. Và nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng làm việc nếu được giao nhiệm vụ hứng thú, và những công việc có trách nhiệm.

  • Nhiệm vụ hứng thú

Đối với những nhân viên chỉ cảm thấy thỏa mãn khi làm một công việc, một nhiệm vụ thích thú, đó là lý do vì sao các công ty ngày nay thường áp dụng chương trình phong phú hóa công việc, phong phú hóa công việc là một chương trình cấu trúc lại nội dung công việc, và cấu trúc mức độ trách nhiệm của công việc nhằm làm cho công việc đòi hỏi mức độ phấn đấu nhiều hơn, có ý nghĩa hơn, gây hứng thú hơn.

  • Trách nhiệm

Để cho những nhân viên chỉ cảm thấy thỏa mãn khi công việc mang tính trách nhiệm, thì cần những yêu cầu sau đây:

  • Công việc phải đòi hỏi mức phân đấu
  • Có cơ hội được cấp trên nhận biết thành tích của mình
  • Cảm giác hoàn thành công việc được giao
  • Công việc có cơ hội thăng tiến

Như vậy, bản chất công việc bao gồm các khía cạnh của công việc như: tính chất công việc, vị trí, thiết kế công việc, tầm quan trọng và khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến trong công việc, … có tác động mạnh đến thái độ, nhận thức và nỗ lực của nhân viên.

5.Đào tạo và phát triển

  • Khái niệm

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức, đây là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng cững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó, công tác đào tạo và phát triển phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch là điều không thể thiếu trong các tổ chức.

  • Mục tiêu

Nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu hơn về công việc, năm vững hơn về nghề nghiệp của mình, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.

  • Vai trò
  • Đối với doanh nghiệp

Đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Dưới đây là một số vai trò của đào tạo và phát triển:

-      Nâng cao năng suất lao động.

-      Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc.

-      Giảm bớt giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát.

-      Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.

-      Duy trì và nâng cao chất lượng người lao động.

-      Tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

-      Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp.

  • Đối với người lao động

-     Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.

-     Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.

-     Đáp ứng như cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.

-     Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc.

1.4 Kinh nghiệm tạo động lực cho nhân viên

1.4.1 Kinh nghiệm tạo động lực tại Tập đoàn First Horizon

            Tập đoàn First Horizon luôn nổ lực để tìm ra nhiều cách thức khác nhau nhằm tăng lợi ích cho người lao động của công ty. Một trong những cách làm hiệu quả nhất đó là chương trình làm việc bán thời gian, đây là chương trình có đến 90% nhân viên của hãng tham gia. Chương trình này, người lao động làm việc bốn ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc bảy tiếng và có thể làm việc tại nhà khi cần thiết nhưng vẫn được giữ nguyên các khoản trợ cấp hưu trí, bảo hiểm theo quy định của Bộ Lao Động, thậm chí còn được chế độ nghỉ phép trong năm. Ngoài những chính sách trên, công ty còn đưa ra chính sách trợ giúp việc nhận nuôi con và điều này làm cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc, an tâm hơn trong quá trình làm việc.

1.4.2 Kinh nghiệm tạo động lực tạo Tập đoàn Vingroup

Tập đoàn đã xây dựng được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, xây dựng được một mái nhà chung, an toàn, hạnh phúc, tạo động lực để cán bộ nhân viên yên tâm làm việc, phát huy năng lực và phát triển sự nghiệp.

Vềđịnh hướng phát triển nhân sự, Vingroupđangtập trung xây dựng chính sách thu hút nhân tài, chế độ làm việc khoa học, tác phong làm việc nhanh nhẹn, hiệu quảvớinhững chính sách đãi ngộ, khen thưởng hấp dẫn.

Công ty có những chính sách thu hút nhân tàinhư: Vingroup có chính sách lương, thưởng đặc biệt cạnh tranh đối với các nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm, một mặt để giữ chân CBNV lâu dài, mặt khác để “chiêu hiền đãi sĩ”, thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho Công ty.

Về chính sách lương, thưởng, phúc lợi: Vingroup xây dựng chính sách lương, thưởng phù hợp với từng vị trí công việc, kỹ năng và trình độ chuyên môn của CBNV nhằm ghi nhận đúng mức năng lực và kết quả công việc của từng cá nhân, đồng thời tạo động lực khuyến khích CBNV phát huy năng lực, trách nhiệm để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Việc trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp được Vingroup thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, toàn thể CBNV được đóng Bảo hiểm tai nạn cá nhân 24/24h.