Các nguyên tắc thiết kế chuỗi cung ứng tinh gọn
Nguyên tắc thiết kế được chia thành 3 mục: bố trí tinh gọn, kế hoạch sản xuất tinh gọn và chuỗi cung ứng tinh gọn
- Bố trí tinh gọnvà Kế hoạch sản xuất tinh gọn gồm tập hợp nguyên tắc liên quan đến các quá trình sản xuất bên trong doanh nghiệp
- Chuỗi cung ứng tinh gọnáp dụng quan điểm tinh gọn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
* Bố trí tinh gọn (Lean layouts)
- Bố trí nhà máy được thiết kế để đảm bảo dòng công việc cân bằng với mức tồn kho sản phẩm dở dang WIP thấp nhất.
- Bảo trì ngăn ngừa (Preventive maintenance) được tập trung để tránh thời gian hỏng hóc.
a. Công nghệ nhóm (Group technology - GT):
Các chi tiết tương tự nhau được nhóm lại thành cụm gia đình (families) và các quá trình phải tạo ra các chi tiết mà những chi tiết đó được sắp xếp vào một tổ sản xuất (manufacturing cell).
§ Loại bỏ thời gian vận chuyển và chờ giữa các hoạt động, giảm lượng tồn kho và giảm số lao động.
b. Chất lượng tại nguồn (Quality at the source)
Làm đúng ngay từ đầu và nếu có vấn đề sai sót gì xảy ra thì phải dừng quá trình lại ngay tức khắc
§ Công nhân trở thành người kiểm tra, tự chịu trách nhiệm với chất lượng kết quả của họ.
§ Người lao động tập trung vào một phần của công việc tại một thời điểm, do đó vấn đề chất lượng được phát hiện. Nếu tốc độ quá nhanh, nếu công nhân tìm thấy một vấn đề chất lượng, hoặc nếu một vấn đề an toàn, người lao động có nghĩa vụ để ấn nút để dừng dây chuyền và bật một tín hiệu. Những người từ các khu vực khác phản ứng với báo động và các vấn đề.
§ Công nhân được trao quyền tự bảo trì cho đến khi sự cố được khắc phục.
c. Sản xuất kịp thời (JIT hay Sản xuất đúng thời hạn) :
Sản xuất cái cần sản xuất, đúng lúc cần và không sản xuất thêm.
§ Bất cứ thứ gì vượt qua mức tối thiểu đều được xem là lãng phí
§ Thường áp dụng đối với sản xuất lặp lại
§ Ý tưởng quy mô lô nhỏ (1 lô)
§ Nhà cung cấp chuyển hàng vài lần trong 1 ngày
§ Tối thiểu đầu tư vào tồn kho và rút ngắn thời gian chờ.
§ JIT bộc lộ nhiều vấn đề khác về tồn kho
* Kế hoạch sản xuất tinh gọn
Sản xuất tinh gọn cần kế hoạch sản xuất ổn định.
• Level Schedule: (Kế hoạch sản xuất bình chuẩn hóa) là kế hoạch kéo nguyên vật liệu vào dây chuyền lắp ráp cuối cùng với tốc độ không đổi.
• Freeze window: thời gian kế hoạch cố định và không có sự thay đổi nào
• Backflush: các chi tiết tập hợp thành đơn vị sản phẩm thì chúng được xóa khỏi tồn kho định kỳ và tính vào trong sản xuất
ØUniform plant loading: quá trình san bằng luồng sản xuất để giảm những đợt phản ứng thường phát sinh do sự thay đổi tiến độ.
Khi có một sự thay đổi nào đó xảy ra tại dây chuyền lắp ráp cuối, thì nó sẽ tạo ra thay đổi cho cả dây chuyền và chuỗi cung ứng. Chỉ có một cách để loại bỏ sự cố là điều chỉnh nhỏ bằng cách thiết đặt kế hoạch sản xuất hàng tháng cố định cho lượng đầu ra không đổi.
Toyotanhận ra rằng họ có thể làm được điều này bằng cách phát triển hỗn hợp các sản phẩm mỗi ngày với khối lượng nhỏ. Vì vậy, họ luôn có sẵn hỗn hợp sản phẩm để ứng phó với sự biến động nhu cầu.
Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung