Các loại cạnh tranh trong quản trị kênh phân phối
Cạnh tranh: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các thành viên của kênh marketing, đặc biệt trong hoàn cảnh cạnh tranh đã mở rộng ra phạm vi toàn thế giới. Các công ty trong nước không chỉ cạnh tranh trong nội bộ nước mình mà còn phải chú ý nhiều hơn tới những người cạnh tranh hiện tại và tương lai từ khắp thế giới. Những từ như thị trường toàn cầu, phạm vi toàn cầu phản ánh môi trường cạnh tranh quốc tế mới đang tồn tại và phát triển.
Các hãng cùng cung cấp cùng loại hình kinh doanh cạnh tranh với nhau; các hãng cùng cấp khác loại hình kinh doanh cạnh tranh với nhau; các thành viên trong kênh cạnh tranh với nhau; cạnh tranh giữa hai hệ thống kênhhoànchỉnh
- Cạnh tranh theo chiều ngang: Kênh cùng cấp của 2 công ty cùng loại hình kinh doanh cạnh tranh với nhau. Ví dụ nhà sản xuất ô tô cung cấp hàng cho nhà bán buôn cạnh tranh với nhà bán buôn khác, cửa hàng bán lẻ này cạnh tranh với cửa hàng bán lẻ khác.
- Cạnh tranh cùng loại: Cạnh tranh giữa hai công ty khác loại hình kinh doanh nhưng cùng cấp. Ví dụ: cửa hàng (trung tâm) giảm giá cạnh tranh với trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên dụng hay nhà bán sỉ cạnh tranh với nhà môi giới.
- Cạnh tranh theo chiều dọc: Cạnh tranh giữa các thành viên trong cùng một kênh. Ví dụ: Người bán lẻ cạnh tranh với nhà bán buôn, nhà sản xuất đôi khi cạnh tranh như vậy dẫn đến xung đột trong kênh. Cạnh tranh dọc xuất hiện bất kì lúc nào nhà sản xuất và nhà bán lại tranh giành lợi nhuận. Nhà bán lẻ có thể cạnh tranh với nhà bán sỉ. Các nhà sản xuất thậm chí có thể tranh đua với nhà bán lẻ. Ví dụ như trường hợp của lực lượng bán hàng trực tiếp IBM đòi hỏi tài khoản của các nhà bán lẻ máy tính độc lập, những người cũng đang truyền đi đường dây của IBM. Kiểu cạnh tranh dọc này, được gọi là phân phối kép, có thể phá vỡ sự hài hòa trong hệ thống kênh. Đương nhiên là mối bất đồng có thể nảy sinh giữa nhà sản xuất và người bán buôn của nó- những người đang cạnh tranh với nhau.
- Cạnh tranh giữa hai hệ thống kênh hoàn chỉnh: hệ thống kênh này cạnh tranh với hệ thống kênh kia.
Cạnh tranh là một thành phần không thể kiểm soát được của môi trường kênh. Sự cạnh tranh có thể xảy ra tại bất kì cấp độ nào của kênh marketing. Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường có thể khiến cho thành tố cạnh tranh của môi trường khó mà quản lý. Do vậy, người quản lý kênh cần xác định loại bán buôn, bán sỉ nào có thể phân phối sản phẩm, dịch vụ hiệu quả nhất. Cấu trúc cạnh tranh giữa người bán buôn và bán lẻ đôi khi thay đổi rất nhanh, việc duy trì cố định loại phân phối bán cụ thể từng mô hình trở nên không thích hợp nữa.
Hồng Nhung