CÁC HÌNH THỨC BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
Như chúng ta đã biết, bão lãnh là hình thức cam kết của Ngân hàng dưới dạng hình thức bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết. Bảo lãnh gồm có 3 bên, bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên hưởng bảo lãnh. Về cơ bản có các hình thức bảo lãnh sau đây:
Nếu phân theo mục tiêu thì có hai hình thức:
- Bảo lãnh tham gia dự thầu: Là cam kết của Ngân hàng với chủ đầu tư về việc thực hiện trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu. Đây là trường hợp áp dụng cho các hoạt động xây dựng, cung cấp thiết bị,... nhằm hạn chế các rủi ro khi nhà thầu vi phạm các điều khoản tham gia dự thầu và khi trúng thầu lại không thực hiện được.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của Ngân hàng về việc thực hiện chi trả các tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn thất cho bên thứ 3. Bảo lãnh này áp dụng cho các hợp đồng hàng hoá, thiết kế,... khi mà khách hàng vi phạm hợp đồng như cung cấp hàng hoá kém chất lượng, không đúng thời hạn làm cho bên thứ 3 phải chụi tổn thất.
- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước: Trường hợp này phát sinh khi mua bán hàng hoá, người mua phải đặt cọc trước một khoản tiền để người bán có vốn sản xuất kinh doanh đồng thời ràng buộc người mua thực hiện hợp đồng. Nhằm đề phòng rủi ro có thể sảy khi người người mua thực hiện hợp đồng song người bán không trả lại tiền đặt cọc, người mua có quyền yêu cầu ngân hàng bảo lãnh trả tiền ứng trước trong trường hợp này.
- Bảo lãnh vay vốn: Mục đích của việc bảo lãnh này là cam kết của Ngân hàng với người cho vay là bên thứ 3 về việc trả cả gốc và lãi đúng thời hạn nếu khách hàng không trả được nợ, hoặc trả không đủ, không đúng thời hạn.
- Bảo lãnh đảm bảo thanh toán: Là cam kết của Ngân hàng về việc thanh toán theo đúng hợp đồng nếu khách hàng của Ngân hàng không thanh toán đủ.
Phân theo phương thức phát hành bảo lãnh:
- Bảo lãnh trực tiếp:Là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng cam kết trực tiếp thanh toán cho người thụ hưởng nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Sau đó Ngân hàng sẽ đòi tiền từ người được bảo lãnh.
- Bảo lãnh gián tiếp:Trường hợp này thường áp dụng đối với trường hợp thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Trong đó người bảo lãnh sẽ yêu cầu Ngân hàng thứ nhất là Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho người Xuất khẩu đề nghị Ngân hàng thứ 2 là Ngân hàng bảo lãnh cho người Nhập khẩu đưa ra cam kết sẽ chuyển tiền cho người thụ hưởng.
Phân theo hình thức bảo lãnh.
- Bảo lãnh bằng thư bảo lãnh:Là hình thức mà Ngân hàng nhận phát hành bảo lãnh thông qua một hợp đồng bảo lãnh giữa Ngân hàng với khách hàng khi khách hàng làm đơn đề nghị bảo lãnh.
- Bảo lãnh kí hậu:Là hình thức bảo lãnh Ngân hàng cam kết với người thụ hưởng bảo lãnh thông qua việc kí hậu giấy tờ có giá, sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên giấy tờ có gía trong trường hợp người được bảo lãnh không thanh toán được hoặc thanh toán thiếu.
- Bảo lãnh xác nhận: Là trường hợp người nhận bảo lãnh yêu cầu một Ngân hàng xác nhận bảo lãnh do ngân hàng khác phát hành.
Mai Xuân Bình – Khoa QTKD