0236.3650403 (221)

BỐN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO (PHẦN 2)


3.      Biểu tượng sống

Người lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên gắn kết họ với tiền đề thành công của doanh nghiệp. Vì thế, khi lắng nghe và quan sát hành vi của người lãnh đạo, trọng họ sẽ tự nảy sinh sự gắn bó cá nhân mạnh mẽ với nguyên tắc của sự thành công này.

Bất cứ nhà lãnh đạo giỏi nào cũng sẽ tạo ra một số đóng góp đặc biệt cho tổ chức, đó là đặt các dấu ấn cá nhân của ông ta lên con người, quy trình và phong cách của tổ chức. Nói chung, các nhà lãnh đạo làm điều này bằng cách rót cá tính riêng và năng lực của họ vào công ty, trong đó dành sự lưu tâm đặc biệt giúp đỡ phát triển những người dưới quyền ông ta trong tổ chức. Một số cách mà nhà lãnh đạo dùng để làm được điều này là đóng vai trò: Người giao tiếp chính, huấn luyện viên, người thúc đẩy, người chăm sóc, người phục vụ.

4.      Người đứng mũi chịu sào

Người lãnh đạo đối mặt với những vấn đề khó khăn, những thử thách của môi trường, ra những quyết định cứng rắn và tạo nên những thay đổi quan trọng. Tất nhiên, điều này cần phải có sự lắng nghe, tiếp thu và hợp tác với đội ngũ lãnh đạo, nhưng cuối cùng chính Giám đốc điều hành phải chấp nhận sự chỉ trích và điều khiển công ty giải quyết những vấn đề khó khăn.

Bốn vai trò quan trọng trên được áp dụng cho tất cả những thành viên trong Ban lãnh đạo cũng như Giám đốc điều hành. Mỗi người trong số họ phải là người nhìn xa trông rộng, người xây dựng đội ngũ, người đứng mũi chịu sào và là một biểu tượng sống trong từng bộ phận riêng của mình. Mặc dù chúng ta cho phép sự khác biệt tự nhiên trong nhân cách và phong cách cá nhân của lãnh đạo, nhưng điều quan trọng là tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao phải phấn đấu để đạt được bốn phẩm chất quan trọng trên. Tại các cấp thấp hơn, các nhà lãnh đạo chiến thuật phải tập trung có định hướng hơn vào việc thực thi đường lối do cấp trên giao phó.

Một tổ chức thiếu đi sự lãnh đạo vững mạnh thì sẽ gây tan rã về mặt tâm lý, thậm chí về mặt tinh thần. Tuỳ thuộc vào bản chất của các hoạt động, nó bắt đầu phát sinh trục trặc, lãng phí tài năng và các nguồn lực quý giá.

Trong một tổ chức có người lãnh đạo yếu kém, các lệ cũ bắt đầu áp dụng trở lại, các hành vi ích kỷ, đối phó thay thế cho sự hợp tác, tính rộng lượng, tình đồng chí và lòng vị tha. Trong giai đoạn tiếp theo của sự lãnh đạo yếu kém, những hành vi gian dối, vô đạo đức thậm chí sẽ gia tăng khi người ta rũ bỏ mối liên hệ cá nhân mà họ đã có với sự phát triển của doanh nghiệp.  

Sái Thị Lệ Thủy