0236.3650403 (221)

Biến số chi phí chìm tác động đến dòng tiền dự án như thế nào?


Chi phí chìm không phải là chi phí tăng thêm nên không được đưa vào phân tích. Chi phí chìm là một khoản đầu tư đã được thực hiện (hoặc được cam kết) trước đó. Vì chúng đã được thực hiện, nó không bị ảnh hưởng bởi quyết định lựa chọn hoặc loại bỏ dự án.

Ví dụ:Chi phí chìm là chi phí nghiên cứu và phát triển về một sản phẩm mới trước khi ra quyết định sản xuất hang loạt sản phẩm đó. Khi bỏ ra chi phí nghiên cứu và phát triển, công ty chưa thể biết có thể cho ra sản phẩm hay không và liệu có thể tiêu thụ với số lượng lớn hay không. Kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển có thể là sản phẩm không phù hợp và dự án kết thúc ngay từ khi nó chưa bắt đầu.

Cụ thể, một công ty bỏ ra 10 tỷ đồng để nghiên cứu sản phẩm mới và đã đến giai đoạn ra quyết định xây dựng nhà máy. Chi phí là 15 tỷ đồng và sẽ đưa lại thu nhập là 23 tỷ đồng (để đơn giản, bỏ qua giá trị thời gian của tiền tệ). Nếu bỏ qua chi phí chìm, dự án được chấp nhận và có lãi 8 tỷ đồng. Nếu đưa chi phí chìm vào phân tích, dự án bị lỗ 2 tỷ và bị loại bỏ. Vấn đề là nếu dự án được chấp thuận, công ty sẽ có ít nhất 8 tỷ đồng để bù đắp 10 tỷ chi phí nghiên cứu và phát triển. Ngược lại, công ty sẽ bị lỗ 10 tỷ đồng chi phí này. Do vậy chi phí chìm không được đưa và dự án.

Vô hiệu hóa chi phí chìm là một việc làm rất cần thiết của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải cố gắng hạn chế tối đa các chi phí chìm vì đây là các chi phí không thể thu hồi, để tránh các tổn thất cho các doanh nghiệp.

ThS. Mai Xuân Bình – Khoa QTKD