bài tập CB KInh tế vi mô chương 4 ôn thi
CHƯƠNG IV: LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN
Bài số 1:Một người có mức thu nhập I= 300 để chi mua 2 sản phẩm X và Y với giá tương ứng: PX=10, PY=20. Lợi ích của người này được thể hiện qua phương trình tổng hữu dụng: TU=X(Y-2)
a. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được?
Tìm X, Y? TU?
MUX MUY
=
PX PY
XPX+YPY=I
TU=X(Y-2)=XY-2X=?
MUx =deltaTU/deltaQ =TU’x = Y-2
MUy =deltaTU/delta Q= TU’y =X-0=X
MUx/Px =MUy/ Py (Y-2)/10=X/20
10X+20Y=300
XY?
b. Nếu thu nhập tăng lên I2=600, giá các sản phẩm không đổi, thì phương án tiêu dùng tối ưu mới và tổng lợi ích đạt được thay đổi thế nào?TÌM X, Y, TU?
c. Nếu giá sản phẩm Y tăng PY=30, các yếu tố còn lại không đổi(I=300). Hãy xác định số sản phẩm X,Y mà người tiêu thụ sẽ mua.
Bài số 2:Một người tiêu dùng với khoảng tiền I=1.000.000 đồng dùng để chi tiêu cho việc mua thực phẩm (F) và quần áo (C), thực phẩm giá trung bình làPf=5000 đồng/sp và quần áoPC=10.000 đồng/sp. Hàm hữu dụng của thực phẩm và quần áo đối với người này cho như sau:
TU=F(C-2)
a. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu của người này?F=98, C=51
b. Tại phương án tối ưu này tỷ lệ thay thế biên của thực phẩm cho quần áo (MRSFC) là bao nhiêu?
MRS= Mux/Muy=Pf/Pc =5000/10.000 =1/2
Kết luận: cứ 2 quần áo, thì thay thế 1 food
F=98, C=51
GIẢ SỬ: C=50, F=100
Q |
TU |
0 |
0 |
1 |
50 |
2 |
88 |
3 |
121 |
4 |
150 |
5 |
175 |
Bài số 3:Một người tiêu dùng có bảng số liệu về tổng lợi ích (nghìn đồng) đối với phim màn ảnh rộng ở rạp như sau:
a. Xác định lợi ích biên của người này
b. Nếu giá xem phim là 50 nghìn đồng thì người tiêu dùng này sẽ xem bao nhiêu bộ phim?
c. Nếu giá xem bộ phim là 25 nghìn đồng thì tổng thặng dư của người tiêu dùng này là bao nhiêu
Bài số 4: Một người tiêu dùng có một khoảng thu nhập I=120$, dùng để mua hai hàng hoá X và Y với giá lần lượt là PX=3$ và PY=1 $. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng có dạng TU=2X*Y
a.Tìm tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hoá đó
b.Tìm kết hợp giữa X và Y để để tối đa hoá lợi ích. Tính lợi ích thu được
c.Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên là là 150$. Tìm kết hợp mới giữa X và Y để tối đa hóa lợi ích
d.Giá của hàng hoá X tăng lên gấp đôi khi kết hợp giữa X và Y để tối đa hoá lợi ích khi thu nhập là 120 là bao nhiêu?
Bài số 5:
Người tiêu dùng A có thu nhập hàng tháng là 1 triệu đồng, thường mua hai hàng hoá thịt và khoai tây
a.Giả sử giá thịt là 20.000 đồng/kg, giá khoai tây là 5.000 đồng/kg. Hãy thiết lập phương trình đường ngân sách và minh hoạ bằng đồ thị
b.Hàm số lợi ích khi tiêu dùng hai sản phẩm trên được cho như sau:
TU = (M – 2).P (Với M là thịt và P: khoai tây)
Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây mà người tiêu dùng này mua để tối đa hoá lợi ích.
c.Nếu giá khoai tây tăng đến 10.000 đ/kg. Đường ngân sách thay đổi như thế nào? Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây để tối đa hoá lợi ích.
Bài số 6:Một người tiêu dùng có một lượng thu nhập là 35 $ để chi tiêu cho hai hàng hoá X và Y.Lợi ích tiêu dùng của mỗi đơn vị hàng hoá cho trong bảng trên
QXY |
TUX |
TUY |
1 |
60 |
20 |
2 |
110 |
38 |
3 |
150 |
53 |
4 |
180 |
64 |
5 |
200 |
70 |
6 |
206 |
75 |
7 |
211 |
79 |
8 |
215 |
82 |
9
|
218 |
84 |
Gỉa sử gía hàng hoá X là 10$ đv, giá hàng hoá Y là 5$ đv
a. Hãy xác định lợi ích biên của hai hàng hoá X và Y
b. Xác định mức tiêu dùng tối ưu, khi đó tổng lợi ích là bao nhiêu
c. Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên bằng 55$, sự kết hợp tiêu dùng tối ưu sẽ như thế nào ?
Bài số 7 : Một người tiêu dùng sử dụng hết số tiền là 60.000 đồng để mua hai hàng hoá X và Y với giá tương ứng là PX=3000 đồng, PY =1000 đồng. Hàm tổng lợi ích đạt được từ việc sử dụng hai hàng hoá X và Y là :
TU=X 1/2 Y 1/2
a. Viết phương trình đường ngân sách, các giỏ hàng (X,Y) sau : (15,30) ; (10,30) ; (30,10) người tiêu dùng có mua được không ? vì sao ?
b. Kết hợp hai hàng hoá X và Y để tối đa hoá lợi ích, tính lợi ích tối đa đó ? Vẽ đường ngân sách ?
c. Gỉa sử giá hàng hoá Y tăng lên bằng PY=3000 đồng (các yếu tố khác không đổi) thì quyết định của người tiêu dùng thay đổi thế nào ?
Bài số 8 : Một người tiêu thụ có thu nhập I=1.200 đ dùng để chi tiêu cho hai sản phẩm X và Y, với PX=100đ/sp, PY=300 đ/sp. Mức thoả mãn được thể hiện qua hàm số :
TUX=-1/3 X2 + 10X
TUY=-1/2Y2+20Y
Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng đạt được
Bài số 9 :Một người tiêu dùng có thu nhập 100 nghìn đồng để ăn quà sáng, giả sử người tiêu dùng chỉ mua hai loại hàng hoá là phở với giá 5 nghìn đồng/ bát và cháo với giá 4 nghìn đồng/bát.
a. Hãy viết phương trình đường ngân sách của người tiêu dùng và vẽ đường ngân sách của người đó
b. Giả sử giá một bát cháo tăng lên 5 nghìn đồng và các điều kiện khác không đổi. Đường ngân sách mới sẽ thay đổi thế nào ? Vẽ minh hoạ trên cùng đồ thị để thấy rõ sự thay đổi đó
c. Nếu thu nhập của người tiêu dùng này là 120 nghìn đồng còn giá phở và cháo vẫn là 5 nghìn đồng và 4 nghìn đồng/ bát. Hãy viết phương trình đường ngân sách mới.. Đường ngân sách mới này có gì thay đổi so với đường ngân sách cũ. ?
d. Nếu người tiêu dùng này chỉ ăn phở (hoặc chỉ ăn cháo) họ sẽ tiêu dùng thế nào ?. hãy chỉ ra trên đồ thị
e. Điều gì quyết định họ tiêu dùng bao nhiêu bát cháo hay bao nhiêu bát phở
Bài số 10 : Một người tiêu dùng sử dụng hết số tiền I=40USD để mua hai hàng hoá X và Y với giá PX=5 USD và PY=10 USD
Tổng lợi ích khi tiêu dùng độc lập các hàng hoá cho ở bảng sau :
Hàng hoá X,Y (đơn vị) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
TUX |
50 |
95 |
135 |
170 |
200 |
225 |
245 |
TUY |
80 |
150 |
210 |
260 |
300 |
330 |
350 |
a. Tính lợi ích biên của hai hàng hoá X và Y
b. Người tiêu dùng sẽ phân phối số tiền hiện có (I=40USD) cho việc tiêu dùng hai hàng hoá X và Y như thế nào để tối đa hoá lợi ích. Tính tổng lợi ích tối đa đó (TU MAX)
c. Nếu thu nhập tăng lên 70 USD thì kết hợp tiêu dùng tối ưu mới là gì ?. Tínhtổng lợi ích thu được
Bài số 11: Một người kết hợp tiêu dùng hai hàng hoá A và B với hàm tổng lợi ích cho trước như sau :
TU=2A(B+5).Tại thời điểm tiêu dùng tối ưu thì MUA=20 và MUB=10
a. Hãy xác định giá hàng hoá tiêu dùng. Biết rằng số tiền người này bỏ ra để mua hai hàng hoá là 150.000 đồng. Tínhmức lợi ích đạt được
b. Khi thu nhập tăng lên và số tiền mua hàng hoá là 300.000 đồng. Hãy xác định lượng tiêu dùng tối ưu mới
Bài số 12: Một người tiêu dùng có nguồn ngân sách 1.000.000 vào việc chi tiêu cho hai hàng hoá thực phẩm X và thuốc Y. Gía thực phẩm PX=2000đ, giá thuốc là PY=10.000 đ. Hàm tổng lợi ích lúc này là: TU=XY
a. Hãy tìm phương án tiêu dùng tối ưu
b. Gỉa sử chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng này bằng cách
Thứ nhất: trợ giá thuốc, giả sử giá thuốc được giảm xuống 50%
Thứ hai: Trợ cấp trực tiếp bằng tiền với giá trị tương đương 500.000đ
Hãy cho biết người tiêu dùng sẽ lựa chọn chính sách nào?