0236.3650403 (221)

Bài học từ thời kỳ 'tăm tối' nhất của Apple


Nội dung nổi bật:

Đó là khoảng thời gian Steve Jobs vắng bóng tại công ty trước khi ông trở lại. Cuốn ebook "Design Crazy" đã liệt kê những sai lầm đắt giá Apple từng vướng phải.

Có vẻ Apple lại tiếp tục mắc phải các sai lầm trong lịch sử: 

Khoe khoang sản phẩm trước khi chúng được hoàn thành;

Cố sản xuất quá nhiều dòng sản phẩm;

Để đối tác nhỏ hơn làm mờ nhạt thương hiệu.


Cuốn ebook mang tên "Design Crazy" được viết bởi Max Chafin cùng các phóng viên tạp chí Fast Company đã tái hiện lại lịch sử Apple qua lời kể của các cựu thành viên công ty, xâu chuỗi cùng các thông tin trích từ nội bộ. Đây là cuốn sách đáng tiền dành cho những ai ham mê tìm hiểu về quá trình phát triển của các công ty công nghệ. 

Một trong số những nội dung đặc sắc của cuốn sách là phần kể về thời kỳ tăm tối nhất lịch sử Apple với một loạt những sai lầm đắt giá, đó là khoảng thời gian sau khi Steve Jobs bị sa thải và trước khi ông quay về.

Apple hay khoe khoang sản phẩm trước khi chúng được hoàn thành trọn vẹn:

"Tại cuộc trưng bày Điện tử Tiêu Dùng CES, John Sculley, nguyên CEO của Apple đã cho thao tác thử chiếc Macintosh IIfx to cồng kềnh chạy hệ điều hành Newton. Apple hay làm như vậy đấy, đáng ra phải giữ bí mật nhưng khi sản phẩm còn chưa ra đâu vào đâu thì đã giới thiệu đình đám để rồi hai năm sau người ta lại hỏi nhau về tung tích của chúng."

Apple cố sản xuất quá nhiều dòng sản phẩm:

"Chúng tôi từng là một công ty nhỏ đang cố gắng vươn mình ra thế giới nên phải đặt chân lên mọi lĩnh vực có thể. Apple có ba dòng máy tính để bàn, hai dòng máy tính xách tay, ba dòng máy in, màn hình, bàn phím... 

Nhưng không thể phát triển tất cả lên thành sản phẩm cao cấp. Có quá nhiều áp lực buộc chúng tôi cắt giảm chi phí và thời gian làm marketing. Và điều đó đã trở thành khó khăn lớn."

Chi phí thiết kế sản phẩm tiềm năng lại bị chủ trương cắt giảm:

"Chúng tôi không thiếu gì những ý tưởng thú vị. Nhưng dưới thời của cựu CEO Gil Amelio, thiết kế chẳng mang ý nghĩa gì hết. 

Anh thiết kế ra sản phẩm rồi bên marketing sẽ nói: "Tôi chỉ cho anh 15 USD nhưng thế này sẽ tốn của chúng tôi những 20 USD, tôi sẽ dán mác Dell hoặc Canon để bán cho dễ". 

Trước kia Apple từng là công ty định hướng vào marketing, không tập trung vào thiết kế hay cung cấp sản phẩm và chỉ là một nhà sản xuất máy tính thông thường".

Thất bại xây dựng sản phẩm lớn:

"Trước đây công ty có một dự án là Copland, đáng ra sẽ trở thành hệ điều hành mới của Apple. Nhưng chắc đây là dự án được quản lý kém nhất trong lịch sử. Lịch trình bị đốc thúc liên tục. Vài năm sau, rõ ràng Copland đã bị khai tử."

Để đối tác nhỏ hơn làm mờ nhạt thương hiệu:

"Mảng phần mềm quá tệ! Microsoft Windows từng bị coi là "hàng nhái" thế mà sau đấy lại thống trị thị trường PC. Thay vì tập trung xây dựng hệ điều hành mới, giải quyết vấn đề gốc rễ thì các nhà quản lý Apple lại cố đẩy mạnh thị phần, giữ chân các nhà phát triển khỏi nghỉ việc bằng việc cấp phép hệ điều hành Mac OS cho các công ty phần cứng. 

Một trong những công ty được cấp phép là Power Computing từng hứa hẹn sẽ "tận dụng từng đồng tiền đã bỏ ra". 

Những chiếc máy tính rập khuôn rẻ tiền ra mắt thị trường dưới nhãn hiệu của SuperMac, Genesis và Power Computing có thể giúp thị phần Apple tăng lên phần nào. Nhưng danh tiếng Apple lại liên tục bị xói mòn và mờ nhạt. Doanh số bán hàng của Mac cũng sụt giảm".

 

Th.S Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD

Nguồn dịch:http://www.businessinsider.com/lessons-from-apples-dark-years-2013-9