Ảnh hưởng căng thẳng đến đời sống công việc của nhân viên (P2)
Đối với nhân viên văn phòng, căng thẳng luôn là kẻ thù hàng đầu của chất lượng công việc. Căng thẳng khiến nhân viên văn phòng không thể tập trung giải quyết mọi việc, trong khi yêu cầu công việc của một nhân viên văn phòng là lao động bằng trí óc. Căng thẳng làm cho người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Không có có khả năng tập trung, thế nên trong công việc nếu nhẹ thì bị sai sót ở mức độ sửa chữa được, nặng thì dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được. Chính vì vậy công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với tổ chức, căng thẳng có thể làm giảm năng suất, hiệu quả hoạt động và tăng tỷ lệ vắng mặt và nghiêm trọng hơn dẫn đến nghỉ việc.
Căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân viên. Căng thẳng dẫn đến bệnh rối loạn về tâm lý nếu căng thẳng kéo dài sẽ tác động xấu đến tinh thần, thể chất và cả giấc ngủ, gây ngủ không ngon giấc, không đủ giấc, mất ngủ. Người bị căng thẳng nặng còn có thể bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực… Bởi vì, khi bị căng thẳng, tim giải phóng hóc-môn cortisol, làm xuất hiện các bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Đây chính là lý do người bị căng thẳng là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm. Căng thẳng làm cho các hoóc-môn có chức năng tăng cường lưu thông máu giảm xuống rõ rệt. Vì vậy, dạ dày không được cung cấp đủ máu thường xuyên, dẫn tới tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Thậm chí, là có thể bị viêm loét dạ dày vô cùng nguy hiểm. Người bị căng thẳng do công việc thường bị nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Biểu hiện nặng thường là hay lo âu, mất tập trung chú ý, mất hết sự tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ. Nhiều người phải tìm đến các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia hay những chất nguy hiểm hơn để giải tỏa căng thẳng.