5 NGUYÊN TẮC MỚI TUYỂN CHỌN GIÁM ĐỐC CỦA NGƯỜI MỸ (PHẦN 2)
- Nguyên tắc 3: Một người không phải là sếp mà phải là ban giám đốc
Giáo trình trong các trường kinh doanh luôn dạy sinh viên về vai trò của ban giám đốc mặc dù thực tế có rất nhiều cá nhân như tổng giám đốc làm việc tốt hơn chủ tịch hội đồng quản trị hoặc ngược lại. Trách nhiệm của ban giám đốc là tập hợp trách nhiệm của mỗi thành viên, đề cao vai trò cá nhân để phat huy thế mạnh tập thể, các thành viên cần thông tin liên tục cho nhau để tìm ra những giải pháp tối ưu để đưa công ty phát triển, nhất là khi công ty rơi vào tình thế khó khăn. Nói một người không phải là sếp là đề cập đến vai trò lãnh đạo của tập thể, của ban giám đốc đối với doanh nghiệp, sự thành công của doanh nghiệp là công lao của nhiều người, chứ không riêng của một cá nhân nào, điều này được thể hiện rất rõ trong một số vụ đổ bể ở Mỹ như vụ phá sản của WorldCom hay Enron, đó là cách lãnh đạo cửa quyền, gia trưởng, lừa dối và thiếu tính dân chủ.
Nguyên tắc 4: Công ty không phải là một tổ chức dân chủ quá trớn
Những người đứng đầu công ty lãnh đạo theo cảm tính, muốn nghe những lời xu nịnh hơn là góp ý chân tình và hậu quả là họ đã phải trả giá, hoặc có những người lại cứng nhắc làm cho công nhân phải xa lánh như trường hợp bà Carly Fiorina ở tập đoàn HP là một ví dụ, bà Fiorina không thích tiếp xúc trực tiếp với công nhân mà tất cả đều “qua mạng”.S
Sái Thị Lệ Thủy